Thiết kế và xây dựng

TRÌNH TỰ THI CÔNG PHẦN BÊ TÔNG CỐT THÉP NHÀ CAO TẦNG

 

Công nghệ thi công được xác định căn cứ vào cấu tạo, vật liệu sử dụng, yêu cầu kỹ thuật của thiết kế kỹ thuật và biện pháp kỹ thuật thi công được áp dụng; Các công trình nhà cao tầng có một số bước trong trình tự thi công phần bê tông cốt thép cơ bản tương  tự


Bước 1: Tập hợp dữ liệu và chuẩn bị ban đầu

Bước 2:  Công tác chuẩn bị thi công

 1. Kiểm tra hiện trường và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

 Nhà thầu phải kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ mặt bằng và khu vực lân cận liên quan, mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác, để lường hết mọi khó khăn trong quá trình triển khai thi công. Mọi sai lệch với điều kiện đấu thầu đều phải bàn bạc thống nhất với chủ đầu tư và tư vấn trước khi tiến hành thi công. 

 2. Chuẩn bị mặt bằng thi công
 - Giao nhận mốc giới và cao trình
 - Giải phóng mặt bằng/ san nền , xử lý thoát nước và vệ sinh môi trường
 - Chuẩn bị các hệ thống kỹ thuật phục trợ : cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc
...

 3. Xây dựng kho bãi
 - Diện tích kho bãi phù hợp với yêu cầubảo quản và chế tạo
 - Thuận lợi cho xuất nhập hàng, bảo quản tốt, chống hư hỏng mất mát
 - Gần đường xá giao thông, thuận tiện cho chuyên chở
 - Có các giải pháp ngăn cháy nổ phù hợp

 4. Chuẩn bị đường giao thông công trường
 - Đường giao thông công trường phảiđảm bảo yêu cầu kỹ thuật sử dụng
 - Đảm bảo vệ sinh môi trường và thuận tiện sử dụng, hạn chế cắt ngang các đường giao thông khu vực và các khu vực thi công

 5. Điều kiện vệ sinh và an toàn
 - Bố trí khu vực WC trên công trường phù hợp;Trên các khu vực thi công tầng cao cũng cần bố trí hệ thống các wc tương ứng
 - Bố trí trạm y tế và phải có cờ hiệu rõ ràng, ban đêm phải có đèn hiệu
 - Mọi vị trí hố sâu và khu vực thi công nguy hiểm,đều phải chuẩn bị và dựng lắp hàng rào an toàn, biển báo an toàn

 6. Lán trại, vănphòng
 - Bố trí khu vực lán trại, sinh hoạt cho công nhân tại vị trí phù hợp, thuận tiện giao thông nhưngđảmbảo cách ly và an toàncông trường
 - Xây dựng văn phòngđiều hành công trường, có không gianđủ hoạtđộng cho các chức năng kể cả họp và lưu trữ , và đảm bảo trang bị đầy đủ phương tiện thông tin liên lạc đối nội - đối ngoại, loa thông báo hiện trường - tăng âm
 - Trang bị hệ thống bộđàm nội bộđảm bảo kết nối liên tục giữa trung tâm điều hành với các kỹ sư hiện trường vàđội trưởng xây lắp

 7.  Trắc đạc
 - Thiết lập hệ thống trắcđạc gồm tọa độ gốc/chuẩn và lưới trắc đạc phục vụ công tác xây lắp, kiểm tra và quan trắc định kỳ

 

Bước 3:  Thi công xây dựng phần ngầm

1. Giác (vị trí) móng công trình:

 - Các mốc dấu làm căn cứ để vạch đường trục của móng được ghi trên những mốc tách khỏi mặt bằng thi công sao cho không bị đào mất trong quá trình thi công.
 - Sử dụng các thiết bị như Máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, thước thép, thước rút, mia, dụng cụ đo khoảng cách 3 chiều bằng tia laser nhìn thấy DISTO, Nivô, quả dọi 

2. Thi công cọc móng bê tông cốt thép bằng PP đóng/ép:

 - Cần lập bản thiết kế biện pháp thi công đóng/ép cọc và thông qua chủ nhiệm dự án/giám đốc dự án duyệt
Mặt bằng ghi số hiệu cho từng cọc và trình tự đóng/ép cọc
 - Mặt bằng cần thể hiện bố trí số lượng máy đóng, trình tự đóng của từng máy, đường di chuyển của máy kết hợp với sự bố trí các đống xếp cọc chờ đóng, sự di chuyển của cần cẩu hỗ trợ đóng cọc, chỗ xếp từng đống cọc
 - Bố trí vị trí đặt máy trắc địa để kiểm tra độ thẳng đứng của từng cọc. Cần bố trí hai máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để xác định độ thẳng đứng của từng cọc