Tin tức và Sự kiện

Diễn biến giá vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Quý III năm 2013

 Sở Xây dựng TpHCM báo cáo Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố về diễn biến giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu trên địa bàn thành phố trong Quý III năm 2013 (từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2013) và dự báo diễn biến giá trong Quý IV/2013  

I.  Nhận xét:

1.    Diễn biến giá của các mặt hàng vật liệu xây dựng chủ yếu Quý III năm 2013:

          Căn cứ theo số liệu thống kê về tình hình giá vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng có nhận xét như sau:        

- Đặc điểm nổi bật của thời tiết tại khu vực Miền Nam chỉ có hai mùa, 6 tháng mưa – 6 tháng nắng, Quý III vừa qua, thời tiết tại thành phố Hồ Chí Minh có mưa nhiều, lượng mưa lớn; ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng của các cơn bão liên tục xuất hiện tại biển Đông làm ảnh hưởng đến quá trình thi công xây dựng công trình. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng tại thành phố ế ẩm trong thời gian này.

- Một nguyên nhân chính khác dẫn đến việc thị trường vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn trong thời gian dài là do rất nhiều công trình hiện nay đang tạm dừng thi công do thiếu vốn vì không huy động được vốn, hoặc do chủ đầu tư hết vốn, phá sản…Cộng thêm tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động giá cả nhiều mặt hàng tăng giá như điện, xăng, than đá…ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào và nhiên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng. Do đó, giải pháp giúp phục hồi cho thị trường vật liệu xây dựng hiện nay là một bài toán khó cho tất cả các cơ quan quản lý và các ngành quản lý có liên quan.

- Theo dõi biểu đồ diễn biến giá vật liệu xây dựng cho thấy giá các mặt hàng vật liệu chủ yếu trong Quý III có những thay đổi như sau:

                        + Các mặt hàng tăng giá: Xi măng Hà Tiên 1 PCB 40 (9,2%); tấm thạch cao (2,64% ÷ 4,55%); gạch không nung (0,06% ÷ 0,41%), tuy nhiên có mặt hàng Gạch Block 10x20x40 cm mác 75 có sự giảm giá mạnh (26,26%); dây, cáp điện (9,57% ÷ 11,58%);…

                   + Các mặt hàng giảm giá: Thép xây dựng (8,7% ÷ 17,65%); …

2.    Diễn biến giá của các mặt hàng vật liệu xây dựng chủ yếu tháng 9/2013 so với cùng kỳ năm trước (tháng 9/2012):

Stt

Loại VLXD

Diễn biến giá

Ghi chú

Tăng
(%)

Giảm

(%)

Không đổi

1

Thép xây dựng:






Thép cuộn đường kính 6mm CT3, thanh vằn đường kính 12 - 32mm CT5-SD295


16,98




Thanh trơn đường kính 12mm - 25mmm CT3


8,7




Thanh vằn đường kính 32mm CT5-SD295


17,65




Thép góc V25


10,8



2

Xi măng

9,2




3

Đá

2,91÷3,91




4

Cát



-


5

Gỗ



-



Gỗ đặc cánh dày 40mm, Panô gỗ phức tạp Gỗ Xoan đào nhóm 4






Gỗ đặc cánh dày 40mm, Panô gỗ phức tạp Gỗ Căm xe nhóm 2





6

Gạch ngói đất nung

2,22÷52,93




7

Gạch không nung:






Gạch tự chèn Chữ I dày 50mm Mác 200






Gạch tự chèn Chữ S dày 50mm Mác 200






Gạch bê tông nhẹ E-Block


0,06÷26,26



8

Bê tông tươi






Bê tông tươi mác 200


1,61




Bê tông tươi mác 250


1,69



9

Dây điện và cáp điện


2,52÷12,5



10

Ống cống bê tông đúc sẵn


1,83÷1,85



11

Sơn các loại

5,21÷5,26




12

Bê tông nhựa nóng

1,56÷1,59




II.  Dự báo diễn biến giá trong quý IV năm 2013:

Trong những tháng vừa qua, rất nhiều công trình đã phải ngừng thi công (hoặc thi công cầm chừng) do từ rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, những nguyên nhân đã tồn tại từ mấy năm nay như thị trường bất động sản đóng băng, hay nguyên nhân phát sinh là do thời tiết; hiện nay, khi nền kinh tế vẫn chưa hồi phục, vẫn còn những nhân tố có thể tạo ra sự bất ổn, tốc độ phát triển chưa cao và chưa ổn định, do đó trong Quý IV, khi thị trường vật liệu xây dựng chưa thể phục hồi nhưng vào dịp cuối năm các công trình cần gấp rút hoàn thành, bàn giao và mọi người chuẩn bị cho mùa Tết Nguyên đán mới, người dân có nhu cầu cải tạo sửa chữa xây mới nhà là cơ hội thị trường vật liệu xây dựng tăng sản lượng hơn so với thời gian vừa qua.

 Dự đoán thị trường vật liệu xây dựng vào quý IV-2013 sẽ có sự tăng nhẹ về giá và sản lượng so với Quý 3 và so với cùng kỳ năm trước.

1.Xi măng:

Theo Vụ Vật liệu xây dựng, lượng xi măng tiêu thụ cả nước trong 9 tháng đầu năm ước đạt 44,4 triệu tấn, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, xuất khẩu xi măng 9 tháng đạt gần 10 triệu tấn, tăng 62% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu xi măng là giải pháp khi thị trường tiêu thụ nội địa gặp khó khăn nhằm giảm áp lực dư thừa xi măng trong nước, tuy nhiên xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng bán dưới giá sàn. Do vậy, khi xuất khẩu xi măng với giá 40 - 45 USD/tấn thì doanh nghiệp bị lỗ từ 8 - 10 USD/tấn. Trong 8 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp xi măng đã xuất khẩu được 2,3 triệu tấn xi măng và 4,4 triệu tấn clinke sang các thị trường Trung Đông, châu Phi và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, lượng xuất khẩu tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Qua theo dõi, giá xi măng tại thời điểm tháng 9/2013 đã tăng khoảng 4,71% so với cuối quý II và tăng khoảng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Dự đoán cuối quý IV xi măng sẽ có thêm đợt tăng giá nhẹ khoảng dưới 5%.

2.  Thép xây dựng:

- Theo thông tin và thống kê từ các đơn vị liên quan thì tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8/2013, cả nước đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 23,81% về lượng và tăng 15,26% về trị giá so với cùng kỳ.

- Theo Báo cáo từ Bộ Công thương Trong 9 tháng đầu năm nay, giá quặng sắt biến động khá mạnh tại Trung Quốc. Giá tăng mạnh trong hai tháng đầu năm lên tới 155 USD/tấn sau đó giảm xuống đáy còn 112 USD/tấn vào tháng 6 và đầu tháng 7. Giá hồi phục dần lên mức gần 140 USD/tấn vào đầu tháng 9 rồi lại giảm nhẹ vào cuối tháng 9, dự kiến nguồn cung quặng sắt sẽ tăng 9,7% lên 1,27 tỷ tấn trong năm tới, vượt mức tăng 3,7% của nhu cầu tiêu thụ đạt 1,19 tỷ tấn. Trong khiNgân hàng Morgan Stanley nhận định năm 2014, thế giới sẽ dư thừa 82 triệu tấn quặng, mức cao nhất 6 năm qua, đồng thời lượng dư thừa sẽ duy trì ít nhất hết năm 2017. 

Dự báo trong thời gian Quý IV/2013, nhu cầu tiêu thụ thép thường tăng mạnh trong mùa xây dựng cuối năm do thời tiết khô ráo. Tuy nhiên, do nguồn cung hiện nay đang vượt xa cầu nên giá thép vẫn sẽ tiếp tục ổn định và giảm nhẹ.        

3.     Dây, cáp điện:

Trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Lào ngay sau khi quốc gia này gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 2/2013. Sáu tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 504 triệu USD, tăng 8,3 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Lào, thì dây điện và cáp điện tăng trưởng cao nhất, theo số liệu thống kê 6 tháng với kim ngạch đạt gần 15 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng 311% so với cùng kỳ năm ngoái.

 Dựa vào biểu đồ diễn biến giá từ đầu Quý III/2013 đến nay, giá mặt hàng dây, cáp điện có sự chuyển biến giá mạnh vào cuối tháng 9, đa số các sản phẩm tăng giá (từ 9,57% ÷ 11,58%), tuy nhiên đối chiếu với cùng kỳ năm trước thì mặt hàng này lại có giá giảm nhẹ (từ 2,52÷12,5). Dự báo trong thời gian tới, giá dây và cáp điện không có biến động mạnh về giá.

4.    Ống cống rung - ép, ly tâm:

Dựa vào biểu đồ diễn biến giá, giá các loại ống cống rung và cống hộp ổn định giá từ đầu năm đến này, tuy nhiên có sự giảm nhẹ từ 1,83% đến 1,85% so với cùng kỳ năm trước. Trong tình hình hiện nay, giá mặt hàng này tiếp tục ổn định.

5.    Gạch không nung:

Nhằm đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung và triển khai thực hiện Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây không nung, trong công trình xây dựng, ngày 28/01/2013 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành chỉ thị số 04/2013/CT-UNBD, trong đó Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm túc các giải pháp, mục tiêu để phát triển, sử dụng vật liệu xây dựng không nung.

Nhẹ, chống thấm tốt, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tình trạng mất đất sản xuất… là những ưu điểm của gạch không nung so với gạch nung truyền thống. Nhưng vì giá công nghệ nhập khẩu quá đắt, giá thành cao, quy cách sản phẩm chưa phù hợp với thói quen thị hiếu của người tiêu dùng sử dụng và  hiện nay không có nhiều doanh nghiệp chấp nhận rủi ro để đầu tư sản xuất.

Hiện nay, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư số 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng có hiệu lực thi hành (ngày 15 tháng 01 năm 2013); Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ ngày Thông tư số 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng có hiệu lực thi hành đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1000kg/m3) trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây)…Bên cạnh những quy định về việc khuyến khích và tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung, cũng cần có các quy định chính sách ưu đãi về vốn nhằm ổn định việc sản xuất gạch không nung để có thể phát triển đồng bộ và phù hợp.

Dự báo trong Quý IV năm 2013, giá mặt hàng này có thể ổn định hoăc tăng nhẹ do nguồn nhiên liệu để phục vụ sản xuất và vận chuyển tăng giá.

6.    Đá và cát xây dựng:

Trong thời gian một năm vừa qua, cát là mặt hàng tiếp tục ổn định giá, và dự đoán trong thời gian ngắn khi ngành xây dựng chưa thể phục hồi thì giá mặt hàng cát xây dựng tiếp tục được ổn định.

Trong Quý III, mặt hàng đá xây dựng cũng không có biến động về giá. Dự báo trong Quý IV mặt hàng cát, đá xây dựng sẽ tăng nhẹ.

7.    Tôn lạnh và tôn tráng kẽm:

Theo dõi biểu đồ diễn biến giá, mặt hàng tôn lạnh và tôn tráng kẽm trong thời gian quá đã có tăng giá mạnh mẽ (tăng từ 36,29% đến 68,62%) so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong các tháng của Quý III mặt hàng này không có biến động về giá, dự báo nguồn hàng này cũng không có sự điều chỉnh giá vào Quý IV, dù hiện nay nhu cầu sử dụng rất cao để khắc phục hậu quả của các cơn bão vừa qua tại các tỉnh miền Trung.

8.    Kính xây dựng:

Kính xây dựng luôn là vật liệu được ưu tiên trong quá trình trang trí và hoàn thiện; tuy nhiên, khi nhiều công trình vẫn đang thi công dang dỡ hoặc dừng thi công do nhiều nguyên nhân, thì thị trường kính xây dựng tiêu thụ nhắm tới là các hạng mục, công trình nhỏ lẻ nhà dân hay do việc cải tạo sửa chữa văn phòng. Trên thị trường vật liệu xây dựng thành phố HCM cũng có rất nhiều đơn vị cung cấp và thi công, và cũng có nhiều mức giá khác nhau tùy vào chủng loại, quãng đường từ kho đến công trình. Nhìn chung giá mặt hàng này vẫn tiếp tục ổn định trong thời gian tới.

9.    Bê tông tươi:

Giá bê tông tươi chịu ảnh hưởng lớn từ các nguyên vật liệu chính như xi măng, cát. Hiện nay, mặc dù các nguyên liệu chính đang có chiều hướng giảm giá (đặc biệt là thép) nhưng loại vật liệu này vẫn giữ ổn định giá trong suốt 9 tháng đầu năm, tuy nhiên so cới cùng kỳ năm trước thì mặt hàng này có giảm giá nhẹ ( khoảng dưới 2%). Dự đoán khi giá thép đang có chiều hướng giảm thì trong thời gian tới mặt hàng này cũng được điều chỉnh giảm giá cho phù hợp thị trường.

10.        Bê tông nhựa nóng:

Trong suốt 9 tháng đầu năm, mặt hàng này không có biến động về giá; tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì giá đã tăng khoảng 2%. Đây là một trong nhưng loại mặt hàng có nguồn tiêu thụ thấp và đã ổn định giá trong suốt thời gian dài, dự báo vào Quý IV loại vật liệu này tiếp tục ổn định giá.

11.        Gỗ xây dựng làm cốp pha và làm cửa:

Trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn thì ngành chế biến gỗ vẫn có sự tăng trưởng đáng kể do nhu thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng. Mục tiêu xuất khẩu đạt 5,5 tỷ USD trong năm 2013 có khả năng đạt được.

Tháng 8/2013, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt kim ngạch 475,3 triệu USD tăng 4,7% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm 8 tháng năm 2013 lên 3,3 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Ước giá trị xuất khẩu trong tháng 9 đạt 389 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt trên 3,77 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo dõi trong 9 tháng đầu năm giá mặt hàng này vẫn không có biến động, dự báo trong Quý IV giá mặt hàng này vẫn không thay đổi.

12.       Tấm thạch cao:

Tấm thạch cao là loại vật liệu xây không nung, vật liệu siêu nhẹ, cách âm và cách nhiệt tốt. Hiện nay, mặt hàng này trên thị trường cũng bắt đầu đa dạng về chủng loại và quy cách. So với cùng kỳ năm trước giá mặt hàng này tăng khoảng từ 2,64% đến 6,09%, dự báo 3 tháng cuối năm 2013 giá mặt hàng này có thể tăng nhẹ.

13.       Sơn các loại:

Sơn là mặt hàng sử dụng nhiều trong vào dịp cuối năm, quá trình trang trí nội thất và hoàn thiện, và là mùa của các gia đình xây dựng, cải tạo nhà để chuẩn bị cho năm mới, do vậy lượng cầu sẽ tăng; tuy nhiên, theo chu kỳ tăng giá của mặt hàng này thường rơi vào quý I hàng năm nên hiện tại mặt hàng này có thể chưa có sự biến động giá.