Tư vấn công nghệ mới

Gia cố nền đất yếu - PP trụ đất xi măng

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9403:2012 được chuyển đổi từTCXDVN 385:2006

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9403:2012

GIA CÓ ĐẤT NỀN YẾU - PHƯƠNG PHÁP TRỤĐẤT XI MĂNG

Stabilizationof soft soil- The soilcement column method

Lời nói đầu

TCVN 9403:2012 được chuyển đổi từTCXDVN 385:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quychuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêuchuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9403:2012 do Viện Khoa họcCông nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêuchuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GIACỐ NỀN ĐẤT YẾU - PHƯƠNG PHÁP TRỤ ĐẤT XI MĂNG

Stabilization of soft soil - The soil cement column method

1. Phạm vi ápdụng

1.1. Tiêu chuẩn này quyđịnh những yêu cầu kỹ thuật về khảo sát - thí nghiệm, thiết kế, thi công vànghiệm thu trụ đất xi măng dùng để xử lý - gia cố nền đất yếu trong xây dựngnhà và công trình có tải trọng nhẹ, khối đắp, cũng như trong ổn định mái dốc...

1.2. Công nghệ thi côngxét đến trong tiêu chuẩn này là công nghệ trộn sâu, bao gồm:

a) Trộnbơi cần trộn quay cơ học, không lấy đất lên (xem Phụ lục A);

b) Độsâu xử lý nền đất tối thiểu 3 m;

c) Hìnhdáng và bố trí đa dạng gồm trụ đơn, mảng, khối, tường, và tổ hợp;

d) Xửlý đất tự nhiên, đất lấp, bãi thải...;

e) Cácphương pháp gia cố nền dùng công nghệ tương tự đang có (phương pháp phun ápcao, phương pháp phối hợp, gia cố toàn khối) chỉ cập nhật một phần trong tiêuchuẩn này (xem Phụ lục A).

2. Tài liệu việndẫn

Các tài liệuviện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tàiliệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tàiliệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cảcác sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN9362:2012, Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà vàcông trình.

TCVN9354:2012, Đất xây dựng - Phương pháp xácđịnh mô đun biến dạng tại hiện trường bằng tấm nén phẳng.

TCVN9393:2012, Cọc - Phương pháp thí nghiệmbằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.

3. Thuật ngữ vàđịnh nghĩa

3.1

Trụ đất xi măng (Soil-Cement Column)

Trụ tròn bằnghỗn hợp đất - xi măng, hay đất - vữa xi măng được chế tạo bằng cách trộn cơ họcxi măng hoặc vữa xi măng với đất tại chỗ (in - situ).

3.2

Trộn khô (Dry mixing)

Quá trình gồmxáo tơi đất bằng cơ học tại hiện trường và trộn bột xi măng khô với đất có hoặckhông có phụ gia.

3.3

Trộn ướt (Wet mixing)

Quá trình gồmxáo tơi đất bằng cơ học tại hiện trường và trộn vữa xi măng gồm nước, xi măng,có hoặc không có phụ gia với đất.

3.4

Xuyên cánh (Wing penetration)

Thiết bịxuyên tĩnh có cánh gần bằng đường kính trụ để kiểm tra chất lượng thi công trụ.

4. Quy địnhchung

4.1. Thiết kế, thi cônggia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng cần tuân theo quy trình sau:

a) Khảosát địa chất công trình, thí nghiệm xác định hàm lượng xi măng thích hợp trong phòngthí nghiệm;

b) Thiếtkế sơ bộ nền gia cố theo điều kiện tải trọng tác dụng của kết cấu bên trên (căncứ vào kết quả thí nghiệm mẫu trong phòng và kinh nghiệmtích lũy);

c) Thicông trụ thử bằng thiết bị dự kiến sử dụng;

d) Tiếnhành các thí nghiệm kiểm tra (xuyên cánh, xuyên tĩnh, nén tĩnh, lấy mẫu...);

e) Sosánh với các kết quả thí nghiệm trong phòng, đánh giá lại các chỉ tiêu cầnthiết;

f) Điềuchỉnh thiết kế (hàm lượng chất gia cố, chiều dài hoặc khoảng cách giữa cáctrụ);

g) Thicông đại trà theo công nghệ đã đạt yêu cầu và tiến hành kiểm tra chất lượngphục vụ nghiệm thu.

4.2. Tuy cùng một tỷ lệpha trộn nhưng luôn có sự khác nhau giữa mẫu chế bị trong phòng và thực tế thicông bằng các thiết bị ngoài hiện trường, cho nên việc thi công trụ thử, tìmhiệu quả gia cố tối ưu là quy định bắt buộc. Trụ thử phải thi công ngoài côngtrình để có thể tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Số lượng trụ thử do tư vấn thiếtkế quyết định, nhưng không ít hơn 2 trụ cho mỗi loại thiết bị và công nghệ.

Dự án trụ đấtxi măng được tiến hành theo quy trình lặp, quyết định thi công đại trà chỉ cóthể đưa ra sau khi đã thi công và thí nghiệm trụ thử đạt yêu cầu.

Tất cả cácthông tin cần thiết để phục vụ dự án cần được cung cấp cho thiết kế, trong đókinh nghiệm tích lũy của nhà thầu thi công và tư vấn thiết kế có vai trò quantrọng.

4.3. Các thông tin cần thiết để triển khai dự ánđất xi măng

a) Hồsơ pháp lý;

b) Hồsơ năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu và hệ thống quản lý chất lượng;

c) Cáccông trình ngầm và công trình xung quanh;

d) Đặcđiểm kỹ thuật của công trình;

e) Kinhnghiệm thi công trộn sâu từ trước hoặc công trình xây dựng gần kề, bao gồm cảkết quả thí nghiệm hiện trường cấp cho thiết kế;

f) Chươngtrình, kế hoạch xây dựng kể cả tiến độ chất tải và gia tải trước;

g) Tiếnđộ triển khai thí nghiệm, quy trình nghiệm thu vật liệu đưa vào công trình;

h) Tấtcả các yêu cầu phát sinh hoặc sửa đổi cần được xác lập và phê duyệt trước khibắt đầu thi công;

i) Địnhmức và đơn giá thi công.

5. Khảo sát địakỹ thuật

5.1. Phần chung

5.1.1. Công tác khảo sát địakỹ thuật được thực hiện theo đề cương được duyệt. Đề cương khảo sát do thiết kếlập dựa theo đặc điểm và quy mô của công trình sẽ xây dựng, tham khảo các quyđịnh trong các tiêu chuẩn khảo sát địa kỹ thuật chuyên ngành (xây dựng, giaothông).

Chiều sâukhảo sát phải đủ để có thể dự tính độ lún của công trình; khi không có lớp đấtcứng thì chiều sâu khoan đến độ sâu không còn ảnh hưởnglún (ứng suất trong đất không vượt quá 10 % áp lực bản thâncủa đất tự nhiên).

5.1.2. Các thông tin cầncung cấp gồm thông tin phục vụ cho thiết kế, và thông tin phục vụ thi công (xem5.2). Để có số liệu đầu vào cho thiết kế, công tác khảo sát địa kỹ thuật cầntiến hành càng sớm càng tốt, vì sự phát triển cường độ nền đất - xi măng phụthuộc vào thời gian; để có thể chọn lựa phương án xử lý, ít nhất phải có kếtquả thí nghiệm mẫu trong phòng sau 28 ngày bảo dưỡng cho phương pháp trộn ướtvà 90 ngày cho phương pháp trộn khô.

Thí nghiệm trongphòng và hiện trường tuân theo các quy định hiện hành.

5.1.3. Kinh nghiệm thi côngtrộn sâu ở các công trình có điều kiện địa chất tươngtự được tham khảo để quyết định quy mô khảo sát.

5.1.4. Số liệu khảo sát tạicác công trình lân cận chỉ chấp nhận sau khi được kiểm chứng cẩn trọng (kết quảxuyên tĩnh, cắt cánh, đo áp lực ngang và các thí nghiệm khác).

5.1.5. Hố khoan hoặc hố đàokhảo sát được bịt kín tránh ảnh hưởng của nước ngầm hoặc thi công trụ sau này.

5.2. Thông tin chi tiết

5.2.1. Báocáo khảo sát cần cấp thêm thông tin về điều kiện đất nền để thi công trộn sâu:

a) Thànhphần, phân bố, chiều dày và trạng thái của lớp đất mặt, rễ cây, đất lấp.;

b) Hiệndiện của cuội, tảng lăn, đá gây khó khăn cho thi công;

c) Hiệndiện của đất có khả năng trương nở;

d) Hang,hố, khe nứt;

e) Caođộ nước có áp, sự thay đổi của nó và khả năng phun trào;

f) Chấtlượng nước ngầm (độ ô nhiễm, độ ăn mòn, pH, chủng loại và hàm lượng ion...).

5.2.2. Đặc trưng vật lý

a) Giớihạn chảy, dẻo;

b) Phânloại;

c) Dungtrọng;

d) Thànhphần hạt;

e) Thànhphần khoáng;

f) Độẩm tự nhiên;

g) Hàmlượng hữu cơ.

5.2.3. Đặc trưng cơ học

a) Biếndạng và cố kết;

b) Cườngđộ (kháng cắt, nén và kéo);

c) Tínhthấm.

5.2.4. Đặc trưng môi trường,hóa học và sinh học (nếu cần thiết)

a) Sốliệu thí nghiệm nhiễm bẩn;

b) Thínghiệm lọc nước (thí nghiệm nước dùng được).

6. Vật liệu vàsản phẩm

6.1. Phần chung

6.1.1. Thi công trộn sâu gồmthêm vào đất một số hoặc toàn bộ các thành phần sau:

a) Chấtkết dính (xi măng, vữa xi măng);

b) Phụgia;

c) Nước;

d) Chấtđộn (cát.);

e) Cốtthép.

6.1.2. Tất cả các vật liệuvà sản phẩm dùng chế tạo trụ phải tuân theo các tiêu chuẩn liên quan hiện hành,và các quy định môi trường.

6.1.3. Vật liệu và sản phẩmphải đúng yêu cầu thiết kế.

6.1.4. Nguồn cung cấp vậtliệu phải rõ xuất xứ, khi thay đổi phải được thông báo chấp thuận.

6.2. Lưu ý đặc biệt

6.2.1. Nước từ nguồn khácvới nước sinh hoạt đã chấp thuận phải thí nghiệm kiểm tra

6.2.2. Dấu vết của các chấthóa học trong vật liệu được coi là gây ô nhiễm môi trường cần được đánh giá lạitác động môi trường.

7. Giải phápthiết kế

7.1. Phần chung

7.1.1. Cường độ trụ tại hiệntrường bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như tính chất của đất, điều kiện trộn,thiết bị và quy trình trộn, điều kiện dưỡng hộ ... Vì thế cường độ hiện trườngrất khó xác định chính xác trong giai đoạn thiết kế sơ bộ. Điều quan trọng làcần xác lập và kiểm chứng cường độ hiện trường qua các bước bằng thí nghiệm mẫutrộn trong phòng, kinh nghiệm đã tích lũy, chế tạo trụ thử và thí nghiệm kiểmchứng. Thiết kế được sửa đổi nếu các yêu cầu không được đáp ứng đầy đủ.

7.1.2. Triển khai thiết kếdự án trộn sâu bao gồm thiết kế địa kỹ thuật và thiết kế công nghệ, là quátrình thiết kế lặp. Mục đích của thiết kế nhằm đưa ra các hồ sơ kỹ thuật cótính khả thi, đáp ứng tính an toàn, tính sử dụng, kinh tế và lâu dài, có chú ýđến tuổi thọ dự kiến của công trình. Thiết kế phải chịu trách nhiệm trong cảquá trình thi công và bảo trì.

7.1.3. Thiết kế địa kỹ thuậtcho các dự án trộn sâu dựa trên các tiêu chuẩn liên quan, như thiết kế nền nhàvà công trình, thiết kế tường chắn, ổn định mái dốc….,(Phụ lục B tổng kết các thông số chính tác động đến ổn định và độ lún).

7.1.4. Thiết kế sơ bộ dựavào kết quả thí nghiệm mẫu trộn trong phòng và kinh nghiệm đã tích lũy, có xétđến khác biệt giữa kết quả thí nghiệm trong phòng và thực tế hiện trường (thamkhảo Phụ lục B).

7.1.5. Thí nghiệm có thểchưa đủ để kiểm chứng sự thỏa đáng của biện pháp xử lý. Việc giám sát, quantrắc và ghi chép cần được tiến hành trong khi thi công trộn sâu và khi thi côngcông trình bên trên.

7.2. Cơ sở thiết kế

7.2.1. Điều kiện chịu tải,khí hậu, thủy lực, giới hạn độ lún, độ đẩy trồi, độ nghiêng, độ lún lệch củanhà và công trình.

7.2.2. Giới hạn về môitrường trong thi công như tiếng ồn, xung động, ô nhiễm không khí và nước, tácđộng đến công trình xung quanh.

7.2.3. Bố trí trụ trên mặtbằng, sai số do hạn chế của thiết bị trộn, sai số về góc nghiêng, vị trí.

7.2.4. Sửa đổi do tình trạngchưa lường trước như thay đổi thực chất điều kiện đất nền và thủy lực, phảiđược báo cáo kịp thời.

7.2.5. Hậu quả của việc đểlộ các trụ chịu tác dụng hóa, lý được lưu ý trong thiết kế, đặc biệt trong môitrường biển hoặc điều kiện đất bị ô nhiễm.

7.3. Thí nghiệmhiện trường

7.3.1. Do tính chất của đếtnền xử lý chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, kể cả quy trình thi công, cho nênviệc thi công các trụ thử và các thí nghiệm hiện trường được tiến hành để xácnhận các yêu cầu trong thiết kế đã đạt hay chưa.

7.3.2. Kết quả thí nghiệmcác đặc tính của mẫu chế tạo trong phòng thường lớn hơn mẫu tại hiện trường doquy trình trộn và bảo dưỡng không giống nhau, thí nghiệm hiện trường cho phépxác định các tương quan cần thiết.

Tùy theo chứcnăng của trụ mà quy định các thí nghiệm hiện trường thích ứng, có thể tham khảoPhụ lục B.

7.3.3. Khi trộn sâu đượcdùng để phòng chống ô nhiễm hoặc ngăn ngừa ảnh hưởng của chất phế thải hoặc cácmục đích tương tự mà tương tác giữa xi măng và vật liệu hiện trường (in-situ)chưa dự tính được thì phải tiến hành thêm các thí nghiệm đặc biệt.

7.4. Nội dung hồsơ thiết kế

7.4.1. Hồ sơ thiết kế cầntrình bày công dụng và hình học của khối gia cố, đặc tính kỹ thuật của vật liệuhoặc sản phẩm đã xét trong thiết kế, các giai đoạn thi công, có thể gồm cácthông tin sau:

a) Cácyêu cầu cho trụ (cường độ, đặc tính biến dạng và tính thấm);

b) Chiềurộng của phần trùng nhau giữa các trụ cạnh nhau;

c) Saisố cho phép về chiều dài, đường kính, độ nghiêng và vị trí trên mặt bằng;

d) Bảnvẽ biện pháp tổ chức thi công;

e) Tiếnđộ chất tải và chất tải trước;

f) Cácthí nghiệm và quan trắc cần thiết;

g) Tiếnđộ lắp dựng cốt thép (nếu có);

h) Sứcxuyên đầu mũi của máy trộn vào tầng chịu lực hoặc tầng không thấm (nếu có).

7.4.2. Khi nghiệm thu cầndựa vào kết quả thí nghiệm mẫu thân trụ, thiết kế nên chỉ định tuổi lấy mẫu,thiết bị và quy trình lấy mẫu.

7.4.3. Đối với thí nghiệm cơhọc trên đất gia cố, thiết kế cần chỉ định điều kiện cho thí nghiệm và tiêu chínghiệm thu. Dung sai đối với các thông số kỹ thuật nên được xem xét thích hợpvới phương pháp thí nghiệm đã đề xuất, đặc biệt khi dùng phương pháp thí nghiệmgián tiếp, như mô tả trong Phụ lục B.

7.4.4. Thiết kế cần thuyếtminh các trị số giới hạn của các thông số thiết kế địa kỹ thuật, cũng như cácbước cần tiến hành khi các trị số này bị vượt quá.

8. Thi công

8.1. Biện pháp thi công

Trước khi thicông trộn sâu, cần làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Mụctiêu và phạm vi của công tác trộn sâu;

- Môtả đất nền theo tiêu chuẩn khảo sát;

- Hìnhdáng của trụ;

- Phươngpháp trộn sâu;

- Thiếtbị trộn: hình dáng/ kích thước/cấu trúc của cần xoay, vị trí lỗ xuất xi măng,hình dáng và chiều dài của đầu trộn;

- Hànhtrình làm việc (khoan xuống và rút lên, trộn và trình tự thi công);

- Cácthông số: chủng loại và thành phần xi măng, hàm lượng xi măng, tỷ lệ nước/ximăng, phụ gia.;

- Phòngngừa lún và đẩy trồi;

- Tổchức hiện trường;

- Máymóc và thiết bị;

- Quảnlý đất thải;

- Quytrình quản lý chất lượng;

- Quytrình xử lý khi có sự cố dừng thi công;

- Khảnăng sửa đổi các thông số trộn trong khi thi công;

- Cácphương pháp thí nghiệm kiểm chứng;

- Hồsơ thi công (nhật ký, bản vẽ, biểu ghi chép);

- Đánhgiá nguy cơ tác động đến môi trường và an toàn.

8.2. Chuẩn bị hiện trường

8.2.1. Việc chuẩn bị mặtbằng thi công theo quy định trong thiết kế và yêu cầu môi trường, gồm lối vàocho máy móc thiết bị, san lấp, thu dọn mặt bằng, tạo lớp chịu lực cho thiết bị,tiếp nhận, kiểm tra và lưu giữ vật liệu.

8.2.2. Tất cả vật liệu nhậpvào công trường phải có chứng chỉ xuất xưởng và kết quảkiểm định theo đặc tính kỹ thuật đã được quy định trong thiết kế.

8.2.3. Kho chứa xi măng đượcbảo đảm chống ẩm, tránh tác động bất lợi trong sử dụng.

8.3. Thi công thửtại hiện trường

8.3.1. Trongtrường hợp chưa có kinh nghiệm so sánh, cần thực hiện thi công thử tại hiệntrường đại diện nhằm xác nhận các yêu cầu thiết kế và tạo lập các trị số kiểmsoát tới hạn cho thiết bị, vật liệu, quy trình kỹ thuật cùng chủng loại khi thicông đại trà.

8.3.2. Các trị số kiểm soátthi công gồm:

- Tốcđộ khoan xuống và rút lên;

- Tốcđộ quay của đầu khoan;

- Áplực khí nén (trộn khô);

- Tốcđộ phun vữa(trộn ướt);

- Lượngvật liệu sử dụng.

8.4. Tổ chức thicông

8.4.1. Trước khi thi công vịtrí của trụ trên mặt bằng phải được định vị;

8.4.2. Các sai số của trụtheo quy định trong thiết kế.

8.4.3. Hành trình gồm xuyênxuống, đầu trộn đuợc đưa xuống chiều sâu thiết kế, đất bị trộn và phá kết cấu,và rút lên, phun chất kết dính, kết thúc trộn và rời khỏi vị trí.

8.4.4. Trong trộn ướt, hànhtrình lại được sử dụng để tái phân bố vữa đến tỷ lệ quy định, trong lúc chờ đầutrộn vẫn được quay đều. Hành trình lại có thể phun thêm hoặc không phun vữa.

8.4.5.Tốc độ quay của đầutrộn và tốc độ xuyên xuống, rút lên của cần trộn được hiệu chỉnh để tạo ra đấtxử lý tương đối đồng nhất.

8.4.6. Khi trộn khô, áp suấtkhí nén nên giữ thấp nhất có thể trong lúc trộn nhằm tránh dồn đọng khí (air entraiment)và chuyển dịch đất. Khối lượng xi măng dọc thân trụ và áp suất khí được ghi chéptrong lúc thi công.

CHÚ THÍCH:Nếu áp suất khí quá thấp, xi măng có thể không được phân bố lên toàn tiết diệntrụ.

8.4.7. Khi trộn ướt, vữatruyền vào đất bằng bơm tạo dòng chảy liên tục.

CHÚ THÍCH:Phương pháp trộn sâu có thể xem Phụ lục A.

8.4.8. Thiết bị ghi khốilượng xi măng và vữa phải được kiểm định.

8.4.9. Mẫu vữa trong trộnướt được lấy và kiểm tra theo quy định trong thiết kế (tham khảo Phụ lục B).

9. Giám sát, thínghiệm và quan trắc

9.1. Phần chung

9.1.1. Quy mô thí nghiệm vàquan trắc được quy định trong thiết kế.

9.1.2. Quy trình kiểm định,kiểm soát và nghiệm thu được xác lập trước khi triển khai thi công.

9.2. Giám sát

9.2.1. Để kiểm tra quá trìnhthi công tuân theo theo yêu cầu thiết kế và điều kiện hợp đồng, tổ chức giámsát phải là đơn vị có đủ kinh nghiệm, nhà thầu thi công phải có đội ngũ cán bộ kỹthuật, công nhân có nghề. Tất cả các quy định trong thiếtkế đều được giám sát theo quy định hiện hành.

9.2.2. Khi phát sinh cáctình huống chưa lường trước hoặc các thông tin khác với thiết kế cần báo cáokịp thời cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế.

9.3. Thí nghiệm

9.3.1. Theo quy định trongthiết kế cần kiểm chứng đặc trưng cường độ, biến dạng, độ đồng nhất của trụ,và tính thấm của trụ khi cần thiết.

9.3.2. Quy mô và phương pháptiến hành thí nghiệm được quy định trước khi thi công cho từng trường hợp cụthể (cách thức áp dụng và các thí nghiệm đặc trưng).

CHÚ THÍCH: Quymô và phương pháp thí nghiệm phụ thuộc vào cách thức áp dụng và chức năng củatrụ. Hướng dẫn các phương pháp thí nghiệm (nén không hạn chế nở hông, thínghiệm 3 trục, nén một trục (oedometer), xuyên tĩnh trụ, CPTU, nén ngang tronghố khoan.) có thể tham khảo Phụ lục B.

9.3.3. Thí nghiệm kiểm trachất lượng được phân bố đều theo thời gian thi công và thiết bị thi công. Số lượngkiểm tra phải đủ để xác lập trị số trung bình đáng tin cậy các tính chất củatrụ trong mỗi tầng đất đại diện theo chiềudài trụ, phụ thuộc vào quy mô xử lý và mục đích dùng trụ.

9.3.4. Trụ dùng làm tườngchắn phải thí nghiệm kiểm tra độ giao thoa và độ đồng nhất.

9.4. Quan trắc

9.4.1. Khi thi công

9.4.1.1. Các thông sốsau đây cần được ghi chép trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu từngtrụ (xem Bảng 1)

9.4.1.2. Dùng quantrắc tự động nhờ hệ thống máy tính, có thể in ngay các thông số tại hiệntrường.

9.4.2. Khi sử dụng nền xử lý

Chuyển dịchđứng và ngang của nền xử lý được quan trắc theo các phương pháp thích ứng.Trong một vài ứng dụng cần quan trắc áp lực nước lỗ rỗng. Sai lệch so với giớihạn quy định trong thiết kế phải được báo cáo kịp thời.

9.4.3. Các thiết bị quantrắc được lắp dựng đủ sớm và có trị số chuẩn trước khi bắt đầu thi công.

Bảng 1-Thôngsố thi công

Trộn khô

Trộn ướt

Số hiệutrụ, thời gian thi công

Số hiệutrụ, thời gian thi công

Áp lực khínén

Áp lực bơm(khí nén nếu có)

Hình dạngđầu trộn

Hình dạngđầu trộn

Biểu đồthời gian/độ sâu (vận tốc xuyên xuống, rút lên)

Biểu đồthời gian/độ sâu (vận tốc xuyên xuống, rút lên)

Tốc độ quay(r/min), khi xuyên xuống và rút lên

Tốc độ quay(r/min), khi xuyên xuống và rút lên

Chủng loạixi măng và thành phần

Chủng loạivữa xi măng và thành phần


Tỷ lệnước/ximăng

Khối lượngxi măng theo mét chiều sâu (khi xuyên xuống và rút lên)

Khối lượngvữa xi măng theo mét chiều sâu (khi xuyên xuống và rút lên)

Sai số thicông (phương đứng,đường kính, vị trí)

Sai số thicông (phương đứng,đường kính, vị trí)

Cao độ đáyvà đỉnh

Cao độ đáyvà đỉnh

9.4.4. Hồ sơ nghiệm thu

a) Biênbản nghiệm thu trụ, theo 9.4.1;

b) Hoàncông trụ, gồm cả những sửa đổi đã được duyệt;

c) Kếtquả thí nghiệm hiện trường;

d) Chứngchỉ chi tiết các loại vật liệu và kết quả kiểm tra;

e) Môtả chi tiết điều kiện đất nền.

10. Các biện phápan toàn lao động

10.1. Tất cả các loại máymóc, thiết bị vận hành phải tuyệt đối tuân theo quy trình thao tác và quy trình antoàn, đặc biệt là quy trình an toàn cho máy trộn và máy bơm.

10.2. Lắp dựng hệ thốngbiển báo khu vưc nguy hiểm, khu vực trụ vừa mới thi công, cấm di chuyển quacác khu vực này.

10.3. Khi gặp sự cố, Nhàthầu phải có phương án xử lý được thiết kế chấp thuận.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Áp dụng thựctế của phương pháp trộn sâu

A.1Giới thiệu

Mục đích củatrộn sâu là cải thiện các đặc trưng của đất, như tăng cường độ kháng cắt, giảmtính nén lún, bằng cách trộn đất nền với xi măng (vữa xi măng) để chúng tươngtác với đất. Sự đổi mới tốt hơn nhờ trao đổi ion tại bề mặt các hạt sét, gắnkết các hạt đất và lấp các lỗ rỗng bơi các sản phẩm của phản ứng hóa học. Trộnsâu phân loại theo chất kết dính (xi măng, vôi, thạch cao, tro bay.) và phươngpháp trộn (khô/ướt, quay/ phun tia, guồng xoắn hoặc lưỡi cắt)

Phát triểntrộn sâu bắt đầu tại Thụy Điển và Nhật Bản từ những năm 60. Phun khô dùng vôibột chưa tôi được dùng ở Nhật Bản từ những năm 70. Khoảng thời gianđó trụ đất vôi cũng dùng ở Thụy Điển. Trộn ướt dùng vữa xi măng cũngđược Nhật Bản áp dụng trong những năm 70. Phương pháp được phổ biến ra thếgiới, gần đây hỗn hợp ximăng, vôi với thạch cao, tro bay, xỉcũng đã được giới thiệu. Thiết bị trộn đã được cải tiến. Phương pháp đã được ápdụng tại nhiều nước còn để giải quyết các vấn đề môi trường như để ngăn chặn vàxử lý các vùng bị ô nhiễm.

Gần đây, côngnghệ tổ hợp được phát triển kết hợp trộn với phun tia, máy trộn bề mặt. Sơ đồphân loại thiết bị xem Hình A.1.

A.2Lĩnh vực áp dụng

Các ứng dụngkhác nhau của trộn sâu cho công việc tạm thời hoặc lâu dài; hoặc trên cạn hoặcdưới biển được giới thiệu trong Hình A.2. Các ứng dụng chủ yếu là giảm độ lún,tăng ổn định và chống đỡ.

A.3Thi công

A.3.1Phần chung

Thi công gồmđịnh vị, xuyên xuống và rút lên. Khi xuyên xuống, đầu trộn sẽ cắt và phá kếtcấu đất đến độ sâu yêu cầu. Khi rút lên, chất kết dính được truyền vào đất vớitốc độ không đổi, nhờ tốc độ rút khống chế cố định. Cánh trộn quay theo phươngngang, trộn đều đất với chất kết dính. Có các thiết bị phun trộn chất kết dínhcả trong khi xuyên xuống và rút lên.

Trong phươngpháp trộn khô, không khí dùng để dẫn xi măng bột vào đất (độ ẩm của đất cầnphải không nhỏ hơn 20 %). Trong phương pháp ướt, vữa xi măng là chất kết dính.Trộn khô chủ yếu dùng cải thiện tính chất của đất dính, trong khi phun ướtthường dùng trong đất rời. Trong một ít trường hợp như ngăn ngừa hiện tượng hóalỏng, trộn khô dùng cho đất rời xốp.

Quá trìnhthực hiện dự án trộn sâu được mô tả trên Hình A.3.

A.3.2 Trộn khô

Nguyên tắcchung của phương pháp trộn khô được thể hiện trên Hình A.4. Khí nén sẽ đưa ximăng vào đất.

Quy trình thicông gồm các bước sau:

a) Địnhvị thiết bị trộn;

b) Xuyênđầu trộn xuống độ sâu thiết kế đồng thời phá tơi đất;

c) Rútđầu trộn lên, đồng thời phun xi măng vào đất;

d) Đầutrộn quay và trộn đều xi măng với đất;

e) Kếtthúc thi công.

A.3.2.1 Công nghệBắc Âu

Thiết bị cókhả năng tạo trụ đến chiều sâu 25 m, đường kính từ 0,6 m đến 1,0 m. Độ nghiêngtới 700 so với phương đứng. Máy có một cần, lỗ phun xi măng ởđầu trộn. Năng lượng trộn và khối lượng xi măng được quan trắc và trong nhiềutrường hợp được kiểm soát tự động để cho đất được trộn đều.

Đầu trộn đượcxuyên xuống đến độ sâu thiết kế, khi rút lên xi măng được phun qua lỗ ởđầu trộn qua ống dẫn trong cần trộn. Đất và xi măng được trộn đều nhờ đầu trộnđược quay trong mặt phẳng ngang, thậm chí đổi hướng quay vài lần. Cả hai phađều có thể được lặp lại tại một vị trí nếu cần.

Tốc độ quaycủa đầu trộn và tốc độ rút lên đều hiệu chỉnh được để đạt tới độ đồng nhất mongmuốn. Thiết bị đời mới được phát triển chứa được cả khí lẫn xi măng.

A.3.2.2 Công nghệNhật Bản

Nhật Bản chếtạo ra nhiều loại máy, có một cần hay nhiều cần. Mỗi cần có đầu trộn nhiều lưỡicắt đường kính từ 0,8 m đến 1,3 m, có khả năng tạo trụ đến độ sâu 33,0 m. Ximăng đi vào máy trộn nhờ khí nén. Thiết bị đời mới có đầu chụp ngăn bụi xi măngkhỏi phụt lên trên mặt đất. Lỗ phun xi măng nằm cả ởphía trên và phía dưới hệ lưỡi cắt. Khối lượng xi măng và áp lực khí được kiểmsoát tự động.

Xi măng đượcphun cả trong pha xuống hoặc trong hai pha của hành trình.

So sánh côngnghệ trộn Bắc Âu và Nhật Bản thể hiện trong Bảng A.1 và Bảng A.3.

Đặc tính kỹthuật công nghệ trộn Bắc Âu và Nhật Bản được giới thiệu trong Bảng A.2 và BảngA.4.

Hình A.1 -Phân loại chung các thiết bị trộn sâu

Hình A.2 -ứng dụng trộn sâu

Hình A.3 - Sơđồ thi công trộn khô

Hình A.4 -Nguyên tắc thực hiện dự án thi công trộn sâu

Bảng A.1 - Sosánh công nghệ trộn Bắc Âu và Nhật Bản

Thiết bị

Chi tiết

Bắc Âu

Nhật Bản

Đầu trộn

Sốlượng trục trộn

1

1 đến 2

Đường kính

Từ 0,4 m đến1,0 m

Từ 0,8 m đến1,3 m

Chiềusâu tối đa

25 m

33 m

Vị trí lỗphun

Đáy trụctrộn

Đáy trụcvà/hoặc trên cánh cắt (một lô hoặc nhiều lô)

Áplực phun

Từ 400 kPa đến800 kPa

Tốiđa 300 kPa

Truyềnliệu

Công suất

Từ 50kg/min đến 300 kg/min

Từ 50kg/min đến 200 kg/min

Bảng A.2 -Đặc tính kỹ thuật công nghệ trộn của Bắc Âu và Nhật Bản

Thiết bị

Bắc Âu

Nhật Bản

Vận tốcxuyên xuống

Từ 2,0m/min đến 6,0 m/min

Từ 1,0m/min đến 2,0 m/min

Vận tốc rútlên

Từ 1,5m/min đến 6,0 m/min

Từ 0,7m/min đến 0,9 m/min

Tốc độ quaycủa cánh trộn

Từ 100r/min đến 200 r/min

Từ 24 r/minđến 64 r/min

Sốlượng vòng quay cánh(a)

Từ 150 đến 500cho mỗi m

≥ 274 cho mỗim

Khốilượng xi măng phun

Từ 100 kg/m3đến250 kg/m3

Từ 100 kg/m3đến300 kg/m3

Tốc độ rút(xuyên)

Từ 10 mm/r đến30mm/r

Từ 10 mm/r đến35 mm/r

Pha phun ximăng

Điển hìnhtrong khi rút lên

Xuyên xuốngvà/hoặc rút lên

CHÚ THÍCH: a)Số lượng vòng quay cánh là tổngsố nhát cắt đi qua 1 m của chuyển dịch trụctrộn tính theo công thức T =  x (Nd / Vd + Nu/ Vu) , trong đó T = số lượng vòngquay của cánh (n/m),  = tổngsố cánh trộn, Nd = vận tốc quaycủa cánh trong pha xuyên xuống (r/min), Vd= vận tốc xuyên xuống (m/min), Nu = vận tốc quay của cánh trongpha rút lên (r/min), Vu = vận tốc rút lên (m/min). Nếuchỉ phun khi rút lên thì lấy Nd = 0.

A.3.3 Trộn ướt

Nguyên lýtrộn ướt được mô tả trong Hình A.5. Trộn ướt dùng vữa xi măng. Có thể thêm chấtđộn.

Hình A.4 - Sơđồ thi công trộn ướt

Khối lượngvữa thay đổi được theo chiều sâu. Khi chếtạo trụ trong đất rời dùng khoan guồng xoắn liên tục có cánh trộn và cánh cắtHình dạng khác nhau, có đủ công suất để phá kết cấu đất và trộn đềuvữa.

Cường độ vàtính thấm phụ thuộc vào thành phần và đặc tính của đất (hàm lượng hạt mịn, hàmlượng hữu cơ, loại sét, thành phần hạt...), khối lượng và chủng loại vữa và quytrình trộn.

Có thể ngưngtrộn khi vữa chưa bắt đầu đông cứng, khởi động trộnlại tại độ sâu ít nhất 0,5 m trong đất đã xử lý.

Bơm để chuyểnvữa đến lô phun cần phải có đủ công suất (tốc độ truyềnvà áp lực) để truyền lượng vữa thiết kế an toàn.

A.3.3.1 Công nghệchâu Âu

Thường làkhoan guồng xoắn (liên tục hoặc cục bộ, đơn/đa trục) hoặc cánh cắt phụ thuộcvào điều kiện đất nên và ứng dụng.

Khi thi côngtường chắn có cốt thép, cốt thép cần đưa vào lòng trụ vừa chế tạo xong.Thiết bị rung có thể trợ giúp việc hạ cốtthép.

Bảng A.3 -Công nghệ trộn ướt châu Âu và Nhật Bản

Thiết bị

Chi tiết

Châu Âu,trên cạn

Nhật Bản,trên cạn

Nhật Bản,trên biển

Đầu trộn

Sốlượng trục trộn

Từ 1đến 3

Từ 1 đến 4

Từ 2 đến 8

Đường kính(m)

Từ 0,4 đến0,9

Từ 1,0 đến1,3

Từ 1,0 đến1,6

Chiều sâu tốiđa

25 m

48 m

70 m từ mặtnước


Vị trí lôphun

Cần khoan

Cần và cánh

Cần và cánh


Áplực phun (kPa)

500 đến1000

300 đến 600

300 đến 800

Trạm trộnvữa

Công suất(m3/min)

Từ 0,08 đến0,25

Từ 0,25 đến1,00

Từ 0,5 đến2,0


Khối lượngvữa lưu giữ (m3)

Từ 3,0 đến6,0

3

Từ 3 đến 20

Bồn chứa

Thể tích tốiđa (T)


30

Từ 50 đến1600

A.3.3.2 Công nghệ Nhật Bản

Dùng cả trênđất liền và trên biển. Trên đất liềndùng thiết bị có một, hai và bốn trục, có nhiềutầng cánh trộn để tạo độ đồng nhất cho trụ. Chỉ số quay cánh vàkhối lượng vữa được kiểm soát tự động. Đường kính cánh cắt từ 1,0 m đến 1,3 m, chiềusâu tối đa đến 48 m. Khi thi công trên biển thường dùngtàu lớn, trên đó lắp cả thiết bị trộn sâu, bồn chứa, trạm trộn vữa và phòng điềukhiển. Các thiết bị này có thể tạo các trụ có diện tích tiếtdiện từ 1,5 m2 đến 6,9 m2, và tới độ sâu tốiđa 70 m kể từ mặt nước biển.

Bảng A.4 -Đặc tính kỹ thuật công nghệ trộn ướt châu Âu và Nhật Bản

Thiết bị

Châu Âu,trên cạn

Nhật Bản,trên cạn

Nhật Bản,trên biển

Vận tốcxuyên xuống (m/min)

Từ 0,5 đến1,5

1,0

1,0

Vận tốc rútlên (m/min)

Từ 3,0 đến5,0

Từ 0,7 đến1,0

1,0

Tốc độ quaycánh trộn (r/min)

Từ 25 đến50

Từ 20 đến40

Từ 20 đến60

Sốlượng vòng quay cánh

Chủ yếulà guồng xoắn

350 cho mỗimét

350 cho mỗimét

Khối lượngvữa phun (kg/m3)

Từ 80 đến450

Từ 70 đến300

Từ 70 đến300

Pha phun ximăng

Pha xuốngvà/hoặc pha lên

Pha xuốngvà/hoặc pha lên

Pha xuốngvà/hoặc pha lên

A3.4 Mô hình bố trí trụ

Tùy theo mụcđích sử dụng một số mô Hình thi công thể hiện trên các Hình A.6 đếnA.10. Để giảm độ lún bố trí trụ đều theo lướitam giác hoặc ô vuông. Để làm tường chắn thường tổ chức thànhdãy.

CHÚ DẪN: 1) Dải;2) Nhóm, 3) Lướitam giác, 4) Lưới vuông

Hình A.6 -Thí dụ bố trí trụ trộn khô

Hình A.7 -Thí dụ bố trí trụ trùng nhau theo khối

CHÚ DẪN:1)Kiểu tường, 2)Kiểu kẻ ô, 3)Kiểu khối, 4) Kiểu diện

Hình A.8 -Thí dụ bố trí trụ trộn ướt trên mặt đất

CHÚ DẪN:

1) Kiểukhối, 2)Kiểu tường, 3)Kiểu kẻ ô, 4)Kiểu cột, 5)Cột tiếp xúc,

6) Tườngtiếp xúc, 7)Kẻ ô tiếp xúc, 8)Khối tiếp xúc

Hình A.9 -Thí dụ bố trí trụ trộn ướt trên biển

Hình A.10 -Thí dụ bố trí trụ trùng nhau trộn ướt, thứ tự thi công

A.3.5Các phương pháp tổ hợp (Hybrid method)

Có vài phươngpháp dùng kỹ thuật tương tự trộn sâu. Điển Hình là kết hợp trộn cơ học với thủylực. Dưới đây mô tả phương pháp gia cố toàn khối, phun áp cao kết hợp trộn cơhọc.

A.3.5.1 Gia cố toànkhối

Trong trườnghợp điều kiện đất nền rất xấu ví như đất than bùn, sét hữu cơ, bùn sét yếu, cầngia cố toàn khối đến độ sâu từ 2 m đến 3 m, độ sâu lớn nhất đã xử lý là 5 m.Máy thi công khác cơ bản với máy trộn sâu tạo trụ. Chất kết dính được cấp đếnđầu trộn trong lúc bộ trộn vừa quay đồng thời chuyển động theo phương đứng vàphương ngang. Máy chủ của đầu trộn thường là máy đào. Hai công nghệ gia cố khốithể hiện ở Hình A.11 và A.12.

CHÚ DẪN:

1)Bồn chứa vàcân, 2)Máy đào, 3)Cần trộn, 4),5) Đất xấu cần xử lý,

6)Hướng dichuyển, 7)Vải địa kỹ thuật, 8)Đất san nền, gia tải trước.

Hình A.11 -Ổn định khối kiểu A

Hình A.12 -Ổn định khối kiểu B

A.3.5.2 Phun vữalỏng kết hợp trộn cơ học

Phương phápmới kết hợp lợi thế của trộn cơ học với phun vữa lỏng (jet grouting). Máy có cảđầu trộn và vòi phun, có thể tạo nên các trụ đường kính lớn hơn đường kính đầutrộn. Công nghệ kiểu này và một vài kiểu khác nữa đang áp dụng tại Nhật Bản(Tanaka 2002).

A.4 Các ứngdụng chính

Thí dụ ápdụng trộn sâu cho các mục đích khác nhau xem Hình A.13.

CHÚ DẪN:

1) Đườngbộ, ổn định/lún

2) Ổnđịnh đê cao

3) Mốcầu

4) Thànhhố đào

5) Giảmảnh hưởng từ các công trình lân cận

6) Chốngnâng đáy hố đào

7) Chốngchuyển dịch ngang của móng cọc

8) Đêbiển

9) Ngănnước

Hình A.13 -Các ứng dụng của trộn sâu (Terashi, 1997)

Phụ lục B

(Tham khảo)

Các giải phápthiết kế (aspects of design)

B.1 Phần chung

B.1.1 Phạm vi

Các vấn đềthiết kế nêu trong phụ lục liên quan đến quy trình triển khai dự án, lựa chọnchất kết dính, thí nghiệm trong phòng và hiện trường, bố trí trụ trên mặt bằng.Phụ lục này không gồm thiết kế địa kỹ thuật chi tiết. Các giải pháp chi tiếtcần tham khảo các tiêu chuẩn thiết kế nền móng và công trình ngầm liên quan.

Trộn sâu làquá trình cải thiện đất nền nên thiết kế gồm hai khía cạnh riêng biệt:

a) Thiếtkế chức năng mô tả cách thức tương tác lẫn nhau giữa đất xử lý và đất tự nhiênđể tạo nên ứng xử chung cần thiết;

b) Thiếtkế công nghệ mô tả cách thức đạt được các đặc tính kỹ thuật yêu cầu của đất xửlý bằng cách chỉnh lý các thông số kiểm soát công nghệ.

B.1.2 Áp dụng

Phạm vi ápdụng trộn sâu để giải quyết các vấn đề sau:

a) Giảmđộ lún;

b) Tăngổn định;

c) Chốnggiữ mái dốc, hố đào;

d) Ngănchặn vùng đất ô nhiễm;

e) Xâydựng công trình phòng hộ;

f) Giảmảnh hưởng của chấn động lên công trình.

B.2 Nguyên lý thiết kế

Đất xử lýtrộn sâu được thiết kế sao cho công trình xây dựng đạt các yêu cầu về tính khảthi, kinh tế và lâu dài, chịu được các tác động và ảnh hưởng trong quá trìnhthi công và sử dụng, tức là thỏa mãn các điều kiện về trạng thái giới hạn cựchạn, và trạng thái giới hạn sử dụng.

Thiết kếthường theo phương pháp lặp, trong đó kết quả của nhiều phương pháp thí nghiệmkiểm tra là một phần quan trọng. Hình B.1 giới thiệu sơ đồ thiết kế lặp các dựán trộn sâu.

Thiết kế sơbộ dựa trên kết quả thí nghiệm mẫu trộn trong phòng. Tương quan cường độ nénkhông hạn chế nở hông giữa mẫu thân trụ hiện trường và mẫutrộn trong phòng có thể chọn theo kinh nghiệm từ 0,2 đến 0,5 tùy theo loại đấtvà tỷ lệ trộn. Nếu kết quả thí nghiệm hiện trường không đáp ứng yêu cầu thìphải điều chỉnh thiết kế công nghệ và khi cần thiết điều chỉnh cả thiết kế chứcnăng.

B.3 Thí nghiệm

B.3.1 Phần chung

Phương phápthí nghiệm phải thích hợp với mục đích ứng dụng. Nếu để giảm độ lún, mô đunbiến dạng là thông số cần quan tâm chính, còn trong ổn định và chống trượt thìthông số cường độ lại là chủ yếu. Để ngăn ngừa vùng ô nhiễm thì tính thấm lạiđược xét đến đầu tiên.

B.3.2 Thí nghiệm trong phòng

Gồm thínghiệm các mẫu trộn trong phòng và các mẫu lấy ở các độ sâukhác nhau trong thân trụ hiện trường.

B.3.2.1 Mẫu chế tạo trongphòng

Phương phápchế bị và thí nghiệm tham khảo Phụ lục C, D. Hệ số hiệu chỉnh giữa cường độ mẫutrong phòng và hiện trường xác định qua kết quả thí nghiệm và kinh nghiệm thựctế. Thí nghiệm mẫu trộn khô thường sau khi trộn 3, 7, 14, 28 và 90 ngày. Mẫutrộn ướt thí nghiệm sau 3, 7, 14 và 28 ngày.

B.3.2.2 Lấy mẫu hiện trường

Mẫu được lấynhờ thiết bị khoan xoay. Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu, đường kính mẫu phụ thuộcvào loại và cường độ của đất xử lý. số lượng mẫu phụ thuộc quy mô hoặc độ phứctạp của dự án, ít nhất cần khoan lấy mẫu 3 hố cho một loạimáy trộn. Chiều sâu khoan đến mũi trụ xử lý.

Đặc trưngcường độ và mô đun đàn hồi, Ecol của mẫuthường được xác định từ kết quả thí nghiệm nén không hạn chế nở hông. Tuy nhiênkết quả thí nghiệm chịu ảnh hưởng của các khe nứt trong mẫu. Nếu thấy mẫu bịrạn nứt thì nên thí nghiệm nén 3 trục.

Mô đun nén, Mcolđược xác định từ thí nghiệm nén một trục không nở hông (oedometer). Để đánh giáứng xử lún của nền xử lý dùng mô đun đàn hồi tiêu biểu hơn mô đun nén.

B.3.2.3 Lấy mẫu ướt

Dụng cụ lấymẫu ướt dùng ở châu Âu. Mẫu được lấy khi vừa thi công xongtrụ trộn ướt, thường 500 m3 đất xử lý lấy 1 mẫu hoặc một ngày thicông của 1 máy lấy 1 mẫu. Đưa thiết bị xuống độ sâu cần lấy mẫu, thiết bị tựđộng ngoạm lấy mẫu, đưa lên mặt đất và cho vào khuôn hình trụ hoặc lập phương.Thí nghiệm mẫu sau khi bảo dưỡng trong nhiệt độ quy định. So sánh mẫu bảo dưỡngtại hiện trường và mẫu lấy ướt cho biết sự khác nhau của cường độ và tăng trưởngcường độ.

Hình B.1 -Quy trình thiết kế lặp, gồm thí nghiệm trong phòng, thiết kế chức năng, thínghiệm hiện trường và thiết kếcông nghệ

B.3.3 Thí nghiệm hiện trường

B.3.3.1 Thí nghiệm trụ thử

Để khảo sátđộ đồng nhất của trụ thử các dạng xuyên hoặc khoan lấy mẫu như đã nói trongphần trên được áp dụng, đôi khi còn cắt nguyên cả trụ. Đối với một thiết bịtrộn, nên thi công không ít hơn hai trụ thử với hàm lượng chất kết dính khácnhau.

Một khía cạnhquan trọng của thí nghiệm hiện trường đó là xác định các thông số kiểm soát chothi công gồm vận tốc pha xuyên xuống, rút lên, tốc độ quay và mô men xoắn,tốc độ truyền liệu ...

B.3.3.2 Xác định trực tiếpđặc trưng cơ học

Thí nghiệmnén ngang thành hố khoan (pressuremeter test) cho phép xác định cường độ khángcắt và hệ số nén của trụ. Thí nghiệm cần phải khoan trước hố trong thân trụ vàlắp đặt thiết bị nén ngang thành hố khoan. Phương pháp thí nghiệm xem các chỉdẫn hiện hành.

Thí nghiệmnén tĩnh trụ đơn để xác định sức chịu tải của trụ thực hiện theo TCVN9393:2012. Kết quả thí nghiệm cho biết sức chịu tải cực hạn của trụ đơn ứng vớiđộ lún bằng 10 % đường kính trụ.

Thí nghiệmbàn nén hiện trường theo TCVN 9354:2012. Kích thước bàn nén có thể mở rộng đến2 lần đường kính trụ.

Thí nghiệmchất tải diện rộng tiến hành cùng quan trắc độ lún sâu, độ lún bề mặt, áp lựcnước lỗ rỗng phản ánh khá chính xác ứng xử của nền đất xử lý nên được dùng chocác công trình có quy mô lớn. Quy trình thí nghiệm do thiết kế quy định.

B.3.3.3 Khảo sát độ đồngnhất và xác định gián tiếp các đặc trưng cơ học

Thí nghiệmCPT, đại diện là xuyên côn thông dụng, dùng để xác định các thông số cường độvà độ liên tục của trụ. Khó khăn khi thực hiện thí nghiệm CPT là giữ độ thẳngđứng vì thế khối lượng thí nghiệm bị giới hạn.

Thí nghiệmxuyên trụ (xem Hình B.2) dùng đầu xuyên cánh cải tiến có cánh xuyên với vận tốckhoảng 20 mm/s, ghi liên tục sức kháng xuyên. Phương pháp dùng cho các trụ sâukhông quá 8 m, cường độ không quá 300 kPa. Nếu dùng khoan dẫn hướng có thể thínghiệm xuyên đến độ sâu 20 m, cường độ 600 kPa. Trong bộ thiết bị của Thụy Điểncòn có xuyên cánh ngược, đầu cánh xuyên được đặt trước trong khi chế bị trụ, kểcả dây kéo. Tốc độ kéo xuyên tương tự như ấn xuyên.

Khối lượngthí nghiệm theo quy mô xây dựng tham khảo Bảng B.1.

Bảng B.1-Khối lượng thí nghiệm dự kiến

Thí nghiệm\Quy mô

≤ 100 trụ

≤ 500 trụ

≤ 1 000 trụ

≤ 2 000 trụ

Khoan lấymẫu

2

5

10

15

Nén ngangtrong trụ

2

5

10

15

Xuyên cánh

10

30

50

100

Nén tĩnhtrụ đơn

2

5

10

15

Thí nghiệmbàn nén


2

3

5

Thí nghiệmchất tải



1

2

Hình B.2 -Đầu xuyên cánh dùng thí nghiệm xuyên toàn trụ

B.4 Tương quan giữa các đặc tính của đất xửlý

- Điềukiện trộn và bảo dưỡng khác nhau gây nên khác nhau về cường độ. Theo kinhnghiệm Thụy Điển tỷ số giữa cường độ hiện trường và trong phòng trong khoảng từ0,2 đến 0,5. Đất rời có tỷ số cao hơn, quyết định bơi độ mịn của hạt.

- Kinhnghiệm Nhật Bản được tổng kết trong Hình B.3 và Hình B.4.

Ký hiệu CDM(Cement Deep Mixing Method) - phương pháp trộn sâu phổ biến tại Nhật Bản, DJM(Dry Jet Mixing Method) là kinh nghiệm trộn phun khô. Hình B.4 cho thấy khảnăng đạt được hiệu quả khá cao của thiết bị Nhật Bản trong thi công các côngtrình biển (tỷ số cường độ mẫu hiện trường và cường độ mẫu trong phòng gần bằng1)

CHÚ DẪN:1) Cường độ hiện trường quf, Mpa,2)Cường độ trong phòng qul, Mpa

Hình B.3 -Quan hệ cường độ hiện trường và trong phòng đất liền (Sakai, 1996)

CHÚ DẪN:

1)Cường độ kháng nén không hạn chế nở hông mẫu hiện trường, quf, MPa

2)Cường độ kháng nén không hạn chế nở hông mẫu trong phòng, qul,MPa

3) Sét



5) Bến tàu Daikoku

4) Cát


6) Sétcảng Hatskaichi

7) Sétbụi



9) Cảng Kanda

8) Cátbụi


10) CảngChiba

11) CảngKitakyushu

Hình B.4 -Quan hệ cường độ đất xử lý công trình biển (CDIT, 2002)

B.5 Các giảipháp thiết kế

B.5.1Ổn định

B.5.1.1 Cường độkháng cắt của nền gia cố

Thường trụ xửlý được dùng để ổn định mái dốc, khối đắp hoặc tường hào. Mặt phá hoại theo mặt phẳnghoặc cung tròn, huy động sức kháng cắt của trụ và đất xung quanh trụ. Phân tíchổn định dựa theo các phương pháp hiện hành. Nền xử lý cócường độ kháng cắt tính theo công thức:

Ctb = Cu (1-a) + a Cc

(B.1)

trong đó:

Culà sức kháng cắt của đất, tính theo phương pháp trọng số cho nền nhiều lớp;

Cclà sức kháng cắt của trụ;

a là tỷ sốdiện tích, a = n Ac / Bs;

n là số trụtrong 1 m chiều dài khối đắp; Bs là chiều rộng khối đắp;

Aclà diện tích tiết diện trụ.

CHÚ THÍCH:Sức kháng cắt của trụ, Cc xác định bằng các thí nghiệm hiện trường,hoặc mẫu lấy từ thân trụ cho kết quả phù hợp thực tế hơn.

B.5.1.2 Ảnh hưởngcủa vị trí trụ dọc theo mặt trượt khả dĩ

Trong trườnghợp dùng các trụ đơn lẻ để chống mất ổn định cần lưu tâm đến nguy cơ phá hoạiuốn của trụ, ứng xử của trụ khác nhau trong vùng chủđộng, vùng chịu cắt và vùng bị động (xem Hình B.5). Trong vùng chủ động lực dọctrục của trụ sẽ góp phần làm tăng sức kháng cắt và kháng uốn trong khi đó tạivùng bị động các trụ thậm chí bị nứt do chịu kéo. Do đó các trụ trong vùng chủđộng có lợi tăng điều kiện ổn định. Trong vùng cắt và bị động bố trí trụ thànhtường hoặc thành khối sẽ hiệu quả hơn bố trí các trụ đơn lẻ để ngăn phá hoạitrượt.

CHÚ DẪN:1)Vùng bị động, 2)Vùng cắt, 3)Vùng chủ động

Hình B.5 -Lực dọc trục của trụ trong vùng chủ động tăng sức kháng cắt và kháng uốn , trong vùng bị động trụ có thể bị nứt khi chịukéo.

B.5.1.3 Gối lên nhau

Trụ tăng ổnđịnh thường được bố trí hàng đơn hoặc hàng đôi. Gối đè nhau các trụ trong hàngsẽ tăng sức kháng mô men và lật. Vùng gối nhau phải đủ để tạo thành tường liêntục. Điều quan trọng là khống chế và giám sát độ gối thẳng đứng suốt chiều dàicác trụ. Khả năng chịu tải trọng ngang của tường quyết định bơi sức kháng cắtcủa đất xử lý ở chỗ gối nhau.

B.5.1.4Phâncách các trụ

Phá hoại xảyra ở vùng chịu cắt do phân cách các trụ tronghàng khi mặt trượt nằm gần đỉnh trụ và sức kháng kéo thấp trong vùng gối nhau.Dự tính sức kháng kéo của đất xử lý ở vùng gốinhau khoảng 5 % đến 15 % cường độ kháng nén không hạn chế nở hông (có thể thấphơn hoặc cao hơn tùy theo chất lượng và hiệu quả trộn sâu). Khi các trụ phâncách với nhau, sức kháng cắt của trụ trong hàng bằng sức kháng cắt của trụ đơn.

B.5.1.5 Xửlý toàn khối

Do tính chấtcủa đất nền xử lý khác xa nền chưa xử lý, có thể xem khối xử lý được chôn trongđất để truyền tải trọng tác dụng đến lớp thích hợp (Kitazume, 1996).

Bước đầu tiêngồm phân tích ổn định công trình bên trên làm việc đồng thời với nền xử lý.

Bước thứ haigồm phân tích ổn định của nền xử lý chịu tác động của ngoại tải: phá hoạitrượt, lật, mất khả năng chịu tải.

Bước thứ ba,kiểm tra độ lún của nền.

Có thể dùngphương pháp PTHH để phân tích ứng suất và biến dạng của nền xử lý phức tạp, sốliệu đầu vào chiếm vai trò quan trọng.

B.5.2 Độ lún

B.5.2.1 Độ lún toànphần

Trụ để giảmđộ lún thường được bố trí theo lưới tam giác hoặc ô vuông. Phân tích lún dựatrên quan điểm đồng biến dạng, nói cách khác, cho rằng hiệu ứng vòm phân bố lạitải trọng sao cho biến dạng thẳng đứngtại độ sâu nhất định trở thành bằng nhau trong trụ và đất quanh trụ.

Đối với nhómtrụ, độ lún trung bình sẽ được giảm bởi ứng suất cắt của đất, huy động tại bềmặt tiếp xúc theo chu vi khối với đất xung quanh. Chỉ chuyển dịch khá nhỏ (vàimm ) đủ để huy động sức kháng cắt của đất, ứng suất cắtgây nên độ lún lệch các trụ trong nhóm. Độ lún lệch này sẽ giảm dần theo mức độcố kết của đất, cho nên sẽ không kể đến trong tính lún tổng. Phương pháp tínhlún của giáo sư Broms. B được giới thiệu trong Phụ lục C.

B.5.2.2 Tốc độ lún

Trong trộnkhô, có thể tính thấm của trụ cao hơn đất xung quanh, trụ có tác dụng như băngthoát nước thẳng đứng. Tuy nhiên, tốc độ lún không chỉ quyết định bởi hiệu ứngthoát nước. Khi trụ gia cố và đất sét yếu xung quanh cùng làm việc, hiện tượngnổi trội chính là sự phân bố ứng suất trong hệ thống trụ- đất theo thời gian.Ngay khi tác động, tải trọng được chịu bởi áp lực nước lỗ rỗng dư. Trụ tăng độcứng theo thời gian, sẽ chịu dần tải trọng, giảm bớt tải trọng lên đất. Hệ quảlà áp lực nước lỗ rỗng dư trong đất yếu sẽ được giảm nhanh, thậm chí chưa cóthấm hướng tâm. Phân bố lại ứng suất là nguyên nhân chính để giảm độ lún vàtăng tốc độ lún. Do đó, cho dù tính thấm của trụ chỉ bằng của đất thì quá trìnhcố kết cũng nhanh hơn nhờ hiện diện của các trụ. Trụ đất xi măng đã làm tăng hệsố cố kết một chiều.

Trong trộnướt, tính thấm của trụ không cao hơn nền đất xung quanh. Nhưng nhờ phân bố lạiứng suất mà quá trình cố kết một chiều xảy ra nhanh hơn.

B.5.3 Tường vây

Tường vây tạobởi các trụ gối đè nhau không cho nước rò rỉ qua tường. Quan trọng là độ đồngnhất và phòng rò rỉ. Thường dùng thêm vữa sét để tăng sức chống rò rỉ. Nếuthiết kế tường ngăn ô nhiễm phải kiểm tra phản ứng của chất nhiễm bẩn với đấtxử lý, đặc biệt khi chúng có tính a xít cao.

Phụ lục C

(Tham khảo)

Tínhtoán nền gia c theo biếndạng

C.1 Độ lún tổng,S của nền gia cố được xác định bằng tổng độ lún của bản thân khối gia cố và độlún của đất dưới khối gia cố:

S = S1 + S2 (C.1)

trong đó:

S1 là độ lún bản thân khối gia cố;

S2 là độ lún của đất chưa gia cố, dưới mũi trụ.

Độ lún của bản thân khối gia cố được tính theo công thức:

trong đó:

q là tảitrọng công trình truyền lên khối gia cố;

H là chiềusâu của khối gia cố;

A là- tỷ sốdiện tích, a = (nAc / BL);

n là tổng sốtrụ,

Aclà diện tích tiết diện trụ,

B, Llà kích thước khối gia cố;

Eclà mô đun đàn hồi của vật liệu trụ; Có thể lấy Ec = (50 đến 100) Ccvới Cc là sức kháng cắt của vật liệu trụ;

Es- Mô đun biến dạng của đất nền giữa các trụ. (Có thể lấy theo công thức thựcnghiệm Es = 250Cu, với Cu là sức kháng cắtkhông thoát nước của đất nền).

CHÚ THÍCH:Các thông số Ec, Cc, Es, Cu xácđịnh từ kết quả thí nghiệm mẫu hiện trường cho kết quả phù hợp thực tế hơn.

Hình C.1 -Tính lún nền gia cố khi tải trọng tác dụng chưa vượt quá sức chịu tải cho phépcủa vật liệu trụ

C.2 Độ lún S2được tính theo nguyên lý cộng lún từng lớp (xem TCVN 9362:2012 (Phụ lục 3)). Áplực đất phụ thêm trong đất có thể tính theo lờigiải cho bán không gian biến dạng tuyến tính (tra bảng) hoặc phânbố giảm dần theo chiều sâu với độ dốc (2:1) như Hình C.1. Phạm vi vùng ảnhhưởng lún đến chiều sâu mà tại đó áp lực gây lún không vượt quá 10 % áp lực đấttự nhiên (theo quy định trong TCVN 9362:2012).

CHÚ THÍCH: Đểthiên về an toàn, tải trọng (q) tác dụng lên đáy khối gia cố xem như không thayđổi suốt chiều cao của khối.

Phụ lục D

(Tham khảo)

Phương phápthí nghiệm trong phòng xác định sức kháng nén của mẫu đất - xi măng (phươngpháp trộn khô)

D.1 Mục đích thí nghiệm

a) Xácđịnh sức kháng nén một trục không hạn chế nở hông của mẫu tiêu chuẩn;

b) Chọntỷ lệ pha trộn các hỗn hợp gia cố.

D.2 Thiết bị và dụng cụ chủ yếu

- Máytrộn hay dụng cụ trộn mẫu đất hỗn hợp;

- Dụngcụ tạo mẫu đất hỗn hợp;

- Máynén một trục không hạn chế nở hông.

D.3 Vật liệu thí nghiệm

D.3.1 Vật liệu đất

Đất nguyêndạng lấy ở hiện trường về được giữ nguyên trạng thái tự nhiên.

D.3.2 Xi măng

Xi măng khôngđược quá 1 tháng kể từ ngày xuất xưởng để đảm bảo độ linh động cần thiết chothi công trụ trên hiện trường. Cần thí nghiệm kiểm tra mác xi măng trước khitrộn với đất.

D.4Chế tạo mẫu thí nghiệm

D.4.1Khuôn mẫu thí nghiệm

Khuôn trụtròn, thường là ống nhựa cứng, đường kính trong d = 50 mm, chiều cao h =100 mm,có nắp cao su để giữ độ ẩm. Khuôn được làm sạch và có thể bôi chất dóc khuôn đểdễ tháo mẫu khi nén.

D.4.2Xác định tỷ lệ xi măng

Khối lượngđất khô dùng để tính tỷ lệ xi măng tính theo công thức:

Gk=  V (D.1)

trong đó:

 làkhối lượng thể tích khô của đất tính bằng gam trên centimét khối (g/cm3), =  /(1+w);

 làkhối lượng thể tích tự nhiên của đất tính bằng gam trên centimét khối (g/cm3);

w là độ ẩm tựnhiên của đất;

V làthể tích mẫu thử, V = 196,35 cm3.

Khối lượng ximăng được tính theo % khối lượng đất khô theo tỷ lệ cần thiết.

D.4.3Xác định khối lượng hỗn hợp

Thường ứngvới một tỷ lệ xi măng cần 1 nhóm 3 mẫu. Các mẫu cần được chế bị sao cho khốilượng thể tích có sai số không quá ± 0,05 g/cm3. Khối lượng hỗn hợptính theo công thức:

G =  (1+w+0,01t) V(D.2)

trong đó:

t là tỷ lệ ximăng, tính bằng phần trăm (%);

V làtổng thể tích của nhóm mẫu, kể cả hao hụt 10 %.

D.4.4Đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu

D.4.4.1 Đúc mẫu

Đất thiênnhiên được trộn với xi măng khoảng từ 5 min đến 10 min trong thùng máy trộn;nếu trộn thủ công bằng xẻng nhỏ thì cần dầm rời đất trước khi cho xi măng, sauđó trộn đều khoảng 10 min tới 15 min.

Cho hỗn hợpvào khuôn thành 3 lớp, dùng que gỗ đường kính 10 mm, dài 400 mm để đầm chọc,lớp dưới cùng đến tận đáy, các lớp sau vào sâu trong lớp trước 10 mm; lớp trêncùng đỡ thêm bằng dao vòng để chiều cao trước khi ép cao hơn miệng khuôn 10 mm.

Đưa mẫu vàomáy ép, lực ép khoảng (100 ± 25) kg, thời gian ép từ 5 min đến 7 min, đối vớiđất bão hoà khi thấy nước bắt đầu thoát lên mặt tấm ép thì dừng.

Khi không cómáy ép thì dùng que thép đừng kính 10mm, dài 350 mm, một đầu hình đầu viên đạnđể đầm; đầm xoọc từ ngoài vào trong theo hình xoắn ốc, lớp đầu tiên xuống tậnđáy, các lớp sau sâu vào lớp trước từ 10 mm đến 15 mm.

Gạt bỏ hỗnhợp thừa trên mặt khuôn, miết phẳng bề mặt, đậy nắp cao su.

Kiểm tra khốikượng mẫu bằng cách tính  quyước:

trong đó

G1là khối lượng hỗn hợp trong khuôn, không kể khối lượng của khuôn và nắp (g);

V làthể tích của hỗn hợp, V = 196,35 cm3.

Nếu sai số sovới  banđầu không quá ± 0,05 g/cm3 là mẫu chế bị đạt yêu cầu.

D.4.4.2 Bảo dưỡng

Mẫu được bảodưỡng trong khuôn đặt trong phòng bảo dưỡng tiêu chuẩn, thông thường được duytrì ở nhiệt độ gần tương tự nhiệt độ nền đất cầnxử lý. Kết quả thí nghiệm mẫu sau 90 ngày sẽ dùng trong tínhtoán thiết kế(cả phòng lún và ổn định). Các độ tuổi 3, 7, 14, 28 ngày dùng đểso sánh với kết quả thí nghiệm hiện trường.

D.5 Thí nghiệm

D.5.1 Thiết bị

Máy nén cóhành trình để khi đạt tới tải trọng phá hoại dự kiến của mẫu thử không nhỏ hơn20 % và không vượt quá 80 % tổng hành trình. Sai số tương đối của số đọc khôngquá 2 %.

D.5.2 Trình tựthí nghiệm

a) Phảitiến hành thí nghiệm ngay sau khi lấy mẫu ra khỏi phòng bảo dưỡng để tránh thayđổi độ ẩm và nhiệt độ;

b) Đặtmẫu vào giữa tâm bàn nén dưới của máy nén. Khi bàn nén trên tiếp gần mẫu, điềuchỉnh bệ hình cầu để cho tiếp xúc đều;

c) Giatải với tốc độ từ 10 N/s đến 15 N/s hoặc từ 1 mm/min đến 2 mm/min, khi mẫu cóbiến dạng nhanh, gần tới phá hoại, ngừng điều chỉnh van đầu máy nén, khi mẫu bịphá hoại thì ghi lại lực phá hoại.

D.6 Tính toánkết quả thí nghiệm

Cường độkháng nén của mẫu đất xi măng được tính theo công thức:

qu =  (D.4)

trong đó :

qulà cường độ kháng nén của mẫu đất xi măng ở tuối thí nghiệm, tính bằngkilôpascan (kPa);

P là tảitrọng phá hoại, tính bằng kilôniutơn (kN);

A là diệntích chịu nén của mẫu, tính bằng mét vuông (m2).

Một nhóm mẫuthử gồm 3 mẫu. Khi kết quả tính toán của một mẫu thử vượt quá ± 15 % trị sốbình quân của nhóm thì chỉ lấy trị số của 2 mẫu còn lại để tính, nếu không đủ 2mẫu thì phải làm lại thí nghiệm.

Phụ lục E

(Tham khảo)

Phương phápthí nghiệm trong phòng xác định sức kháng nén của mẫu đất-xi măng (phương pháptrộn ướt)

E.1 Mục đíchthí nghiệm

Thí nghiệmcường độ kháng nén của mẫu đất xi măng trong phòng để xác định tỷ lệ cấp phốitối ưu trong thiết kế và thi công.

E.2 Lựa chọnvật liệu

E.2.1Vật liệu đất

Đất được lấymẫu tại hiện trường sẽ được gia cố. Mẫu đất dùng để pha trộn cần được hong khô,nghiền nhỏ lọt qua sàng 5 mm.

E.2.2Xi măng

Xi măng khôngđược quá hạn 1 tháng kể từ ngày xuất xương. Mẫu xi măng cần được kiểm tra lạicường độ, khi thoả mãn mác xuất xương mới đưa vào dùng.

E.2.3Nước

Dùng nướcsạch cấp cho sinh hoạt.

E.3.1. Đúc mẫu thử

E.3.1Khuôn mẫu thử

Dùng khuônlập phương kích thước 70,7 mm x 70,7 mm x 70,7 mm, có đủ độ cứng và tháo lắp dễdàng. Bề mặt trong của khuôn phải trơn bóng, sai số độ phẳng không vượt quá0,05 % chiều dài cạnh, sai số chiều dài cạnh không vượt quá 1/150 của chiều dàicạnh, sai số độ vuông góc của mặt đáy không vượt quá ± 0,50

E.3.2 Phương pháp đầm rung

Mẫu thử cóthể đầm chặt trên máy rung, tần số (3 000 ± 200) lần trên phút, biên độ khôngtải là (0,5 ± 0,1) mm, biên độ có tải là (0,35 ± 0,05) mm.

Khi không cóđiều kiện dùng máy rung có thể đầm chặt thủ công, dùng que thép đường kính 10mm, dài 350 mm, một đầu hình côn.

E.3.3Tỷ lệ cấp phối mẫu thử

Lượng xi măngcó thể tính theo công thức sau:

Lượng nướctrộn có thể tính theo công thức sau:

trong đó:

W0 là khốilượng đất phơi khô;

Wc là khốilượng xi măng;

Ww là khốilượng nước;

wlà hàm lượng nước tự nhiên của đất;

w0là hàm lượng nước của đất phơi khô;

awlà tỷ lệ trộn của xi măng;

 là tỷ lệ nước - ximăng.

E.3.4Đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu

a) Lắpráp khuôn, lau chùi sạch, bôi lớp chất dóc khuôn vào mặt trong của khuôn;

b) Cânđong trọng lượng đất phơi khô, xi măng và nước;

c) Trộnđều đất và xi măng trong thùng trộn, đổ nước và trộn tiếp thật đều, đổ hết nướcvà trộn tiếp 10 min, tính từ lúc đổ nước, hoặc đổ dần nước vào trộn trong 1 min(tính từ lúc đổ hết nước);

d) Khidùng máy rung có thể đổ vào khuôn một nửa hỗn hợp đất xi măng, rung trên bệ 1min, đổ tiếp phần còn lại và phải có một chút dư thừa, rung thêm 1 min nữa, lưuý không để khuôn mẫu tự nẩy trên bàn rung; Khi chế tạo thủ công cũng chia làmhai lớp để đầm , khi xoọc nên tiến hành đều đặn từ ngoài vào trong, theo vòngxoắn ốc, đồng thời lắc khuôn về 4 phía, đến khi nào trên mặt không xuất hiệnbọt khí là được; que phải giữ thẳng đứng, mỗi lớp chọc 25 lần, lớp dưới xuốngtận đáy, lớp trên sâu xuống lớp dưới 1 cm; dùng bay miết theo mép khuôn nhiềulần tránh cho mẫu khỏi bị rỗ mặt;

e) Saukhi đầm gạt bỏ phần thừa, miết mặt thật phẳng, đậy vải ni lông chống bay hơinước và đưa vào phòng bảo dưỡng tiêu chuẩn.

f) Tuỳtheo cường độ của hỗn hợp để quyết định thời gian tháo khuôn; thông thường 3ngày sau là có thể đánh số và tháo khuôn. Sau khi tháo khuôn cần cân trọng lượngtừng mẫu, ngâm mẫu vào trong bồn nước để bảo dưỡng, nhiệt độ trong phòng bảodưỡng tương tự nhiệt độ trong đất cần xử lý.

E.4 Thí nghiệm

Thiết bị vàtrình tự thí nghiệm, xử lý kết quả tương tự như đối với mẫu xi măng đất trongphương pháp trộn phun khô.

Phụ lục G

(Tham khảo)

Cường độ chịunén của một sổ hỗn hợp gia c xi măng đất

Bảng G.1-Cường độ chịu nén của một s hỗn hợp gia cxi măng đất

Loại đất

Địa điểm

Đặc trưngđất tự nhiên

Cường độkháng nén 1 trục, kg/cm2

LL

LP

IP

Cu

7 % XM

12 % XM

g/cm3

%

%

%


kg/cm2

28 ngày

90 ngày

28 ngày

90 ngày

Sét pha

Hà Nội

1,30

45

37

24

13

0,16

3,36

3,97

4,43

4,48

Cát pha

Nam Hà

-

41

-

-

-

-

-

2,24

-

3,21

Sét pha xám đen

Hà Nội

-

62

36

23

13

0,23

-

-

7,39

9,42

Sét pha xám nâu

Hà Nội

-

35

35

27

8

0,21

-

-

4,28

4,82

Sét pha hữu cơ

Hà Nội

-

30

30

19

11

0,23

3,00

4,07

-

-

Sét pha

Hà Nội

1,60

52

37

24

13

0,10

0,61

0,66

2,13

2,50

Sét xám xanh

Hà Nội

-

51

-

-

-

0,10

-

-

2,39

2,55

Đất sét hữucơ

Hà Nội

-

95

62

40

22

0,21

-

-

0,51

0,82

Sét pha

Hà Nội

1,43

37

30

19

11

0,32

-

-

11,0

19,0

Bùn sét hữu cơ

Hà Nội

1,51

74

54

35

19

0,39

-

-

-

1,22

Bùn sét hữu cơ

Hà Nội

1,54

119

54

36

18

0,19

-

-

0,42

0,50

Sét pha

Hải Dương

1,35

36

27

18

9

-

6,18

6,50

9,13

9,53

Cát pha

Hải Dương

1,35

26

27

19

6

-

3,55

4,21

6,75

7,92

Sét

Hải Phòng

1,16

50

46

28

18

0,28

1,63

1,85

3,01

3,95

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Quy định chung

5 Khảo sát địa kỹ thuật

6 Vật liệu và sản phẩm

7 Cơ sở liên quan tới thiết kế

8 Thi công

9 Giám sát thí nghiệm và quan trắc

10 Các biện pháp an toàn lao động

Phụ lục A(Tham khảo): Áp dụng thực tế của phương pháp trộn sâu

Phụ lục B(Tham khảo): Các giải pháp thiết kế

Phụ lục C(Tham khảo): Tính toán nền gia cố theo biến dạng

Phụ lục DTtham khảo): Phương pháp thí nghiệm trong phòng xác định sức kháng nén của mẫuđất xi măng (phương pháp trộn khô)

Phụ lục E (thamkhảo): Phương pháp thí nghiệm trong phòng xác định sức kháng nén của mẫu đất xi măng(phương pháp trộn ướt)

Phụ lục G(Tham khảo): Cường độ chịu nén của một số hỗn hợp xi măng đất