Trích Báo cáo số 3022/BC-SXD-QLKTXD của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh ngày 06/5/2013
* Nhận xét của Sở XD Tp.HCM : 1. Diễn biến giá của các mặt hàng vật liệu xây dựng chủ yếu từ tháng 01/2013 đến tháng 3/2013:Căn cứ theo số liệu thống kê về tình hình giá vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng có nhận xét như sau:
- Đầu Quý I năm 2013, thị trường vật liệu xây dựng trong nước tiếp tục đối mặt với những khó khăn, mà nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưỡng từ thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian dài, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thấp, sức mua giảm, dẫn đến thị trường ế ẩm, hàng hóa tồn đọng. Khi thị trường nội địa tiêu thụ yếu ớt khiến các doanh nghiệp phải vất vả trong việc tìm kiếm, nguồn xuất khẩu thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, việc xuất khẩu không phải dễ dàng, bởi vì phải luôn luôn đối diện với nguy cơ bị đánh thuế chống bán phá giá hay các biện pháp phòng vệ của các nước để bảo vệ cho các doanh nghiệp sở tại.
- Tiếp tục những khó khăn từ năm 2012, tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giải thể tăng 24,1%. Thị trường vật liệu xây dựng đầu năm 2013 loay hoay tìm kiếm hướng đi mới.
- Theo dõi biểu đồ diễn biến giá vật liệu xây dựng cho thấy giá các mặt hàng vật liệu chủ yếu trong 3 tháng đầu năm có những thay đổi như sau: Trong các tháng của Quý I/2013 có 02 mặt hàng tăng giá: Xi măng Hà Tiên 1 PCB40, tăng 4,29%; gạch, ngói các loại, tăng từ 2,22% đến 8%.
2. Diễn biến giá của các mặt hàng vật liệu xây dựng chủ yếu tháng 3/2013 so với cùng kỳ năm trước (tháng 3/2012):
Stt |
Loại VLXD |
Diễn biến giá |
Ghi chú | ||
Tăng |
Giảm (%) |
Không đổi | |||
1 |
Thép xây dựng: |
||||
Thép cuộn đường kính 6mm CT3, thanh vằn đường kính 12 - 32mm CT5-SD295 |
|||||
Thanh trơn đường kính 12mm - 25mmm CT3 |
|||||
Thép góc V25 |
|||||
2 |
Xi măng |
0,59 |
|||
3 |
Đá |
5,36÷15 |
2,34 (đá 1x2) |
||
4 |
Cát |
- |
|||
5 |
Gỗ |
- |
|||
Gỗ đặc cánh dày 40mm, Panô gỗ phức tạp Gỗ Xoan đào nhóm 4 |
37,60 |
||||
Gỗ đặc cánh dày 40mm, Panô gỗ phức tạp Gỗ Căm xe nhóm 2 |
45,96 |
||||
6 |
Gạch ngói đất nung |
2,22÷9,07 |
- |
||
7 |
Gạch ốp lát |
||||
8 |
Gạch không nung: |
||||
Gạch tự chèn Chữ I dày 50mm Mác 200 |
8,38 |
||||
Gạch tự chèn Chữ S dày 50mm Mác 200 |
27,92 |
||||
Gạch bê tông nhẹ E-Block |
18,8 |
||||
9 |
Kính xây dựng |
||||
Kính cường lực 10mm |
17,91 |
||||
Kính trắng 5mm |
61,54 |
Mặt hàng tăng giá nhiều nhất | |||
10 |
Dây điện và cáp điện |
- |
|||
Dây điện ruột đồng CV-4-750 (7/0,85) |
8,65 |
||||
11 |
Ống cống bê tông đúc sẵn |
1,83÷1,85 |
- |
||
12 |
Bê tông tươi |
||||
Bê tông mac 200 |
0,85 |
||||
Bê tông mac 250 |
0,41 |
||||
13 |
Bê tông nhựa nóng |
8,1÷8,27 |
**. Dự báo diễn biến giá trong quý II năm 2013:
- Mùa xây dựng hàng năm thường bắt đầu diễn ra mạnh mẽ vào cuối tháng 3 đầu quý II, nhưng trước tình hình thị trường bất động sản ảm đạm như hiện nay, thị trường vật liệu xây dựng khó có những bước chuyển đột biến, dự đoán sản lượng vật liệu xây dựng đầu ra cao chỉ hơn so với quý I và đạt bằng với cùng kỳ năm trước.
- Giá vàng trong thời gian vừa qua có những biến chuyển khó lường, hiện nay giá vàng đang có chiều hướng giảm tuy nhiên vẫn còn cao có thời điểm hơn vài triệu so với giá vàng thế giới, tuy nhiên, với những chính sách của ngân hàng nhà nước đối với việc buôn bán và trữ vàng sẽ có hiệu quả giúp ổn định “giảm nhiệt” thị trường vàng nhằm ổn định nền kinh tế và có ảnh hưởng tích cực đến ngành xây dựng.
- Để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước và sự phát triển tự thân của các doanh nghiệp, các chuyên gia đều cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng hàng sản xuất trong nước nhằm giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho thị trường vật liệu xây dựng.
- Bên cạnh chính sách nhằm ổn định và kiểm soát tình hình thị trường, phát triển kinh tế của Chính phủ; đồng thời nếu có thể tận dụng tốt hiệu ứng tích cực của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thì chắc chắn thị trường vật liệu xây dựng sẽ bớt khó khăn hơn trong thời gian tới.
1. Xi măngSau thời gian giảm giá mạnh, trong quý I vừa qua xi măng đã có sự tăng giá nhẹ tuy nhiên giá xi măng của Công ty Xi măng Hà Tiên (I) vẫn còn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), 2 tháng đầu năm 2013, Vicem xuất khẩu được 24 nghìn tấn xi măng, chỉ đạt 21,8% so với mục tiêu đặt ra là xuất khẩu 110 nghìn tấn xi măng. Riêng trong tháng 2-2013, Vicem đặt ra mục tiêu xuất khẩu 89 nghìn tấn xi măng và clinker nhưng chỉ xuất khẩu được 8 nghìn tấn xi măng, còn clinker thì chưa xuất khẩu được tấn nào. Tính đến ngày 28-2-2013, tổng sản phẩm tồn kho của Vicem là 1,74 triệu tấn, trong đó tồn 1,37 triệu tấn clinker.
Hiệp hội xi măng Việt Nam cho rằng: Năm 2011, GDP là 5,89% tương ứng với mức tiêu thụ xi măng là 49,20 triệu tấn, năm 2012 khả năng GDP ở mức 5,5% và mức tiêu thụ xi măng dự báo là 47 triệu tấn thì tổng cầu xi măng trong năm 2013 vẫn chưa có dấu hiệu tăng so với năm 2012. Năm 2013 công suất toàn ngành tiếp tục tăng thêm 6,72 triệu tấn với 6 nhà máy xi măng sẽ đi vào hoạt động, đưa tổng công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn. Nếu huy động 85% công suất thiết kế thì sản lượng sản xuất là 60 triệu tấn. Dự báo nhu cầu tiêu thụ nội địa khoảng 48 đến trên 50 triệu tấn, như vậy khối lượng xi măng còn lại khoảng gần 10 triệu tấn và buộc chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm áp lực tồn kho.
Dự đoán trong Quý II/2013 giá xi măng tiếp tục ổn định.
2. Thép xây dựng:
Quý I/2013 ngành thép có bước khởi sắc, tiêu thụ tháng 3 tăng hơn tháng trước, tuy nhiên mức tiêu thụ so với quý I/2012 vẫn thấp hơn, trong đó tiêu thụ của Tổng công ty Thép Việt Nam chỉ tăng 4% (đã tính cả yếu tố trượt giá).
Theo Bộ Xây dựng, lượng thép sản xuất của toàn ngành trong tháng 3 đạt khoảng 270.000 tấn, tăng 13.000 tấn so với tháng 2/2013 nhưng giảm 80.000 tấn (20%) so với cùng kỳ. Ước sản xuất của quý I/2013 đạt 867.000 tấn, giảm 30.000 tấn (-5%) so với cùng kỳ, do lượng cầu kém.
Về thép nhập khẩu, theo số liệu Tổng cục Hải quan, thép nhập khẩu tính đến tháng 3 đạt 800.000 tấn, giá trị 574.000 USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy đã giảm nhưng lượng thép nhập khẩu vẫn còn khá cao so với sản lượng thép và tiêu thụ trong nước.
Theo thông tin từ Tổng công ty Thép Việt Nam- cho biết: Sản lượng thép các loại của Tổng công ty trong quý I ước đạt khoảng 303,2 nghìn tấn, giảm 13,7% so với cùng kỳ. Trong đó, thép xây dựng ước đạt 266,2 nghìn tấn, giảm 14,7% so với năm 2012.
Theo Hiệp hội thép, nguyên nhân khiến thị trường thép vẫn trì trệ là do thị trường bất động sản vẫn đóng băng, trong khi lượng cung vượt cầu quá xa, cùng với sức ép của giá cả thép trên thị trường do thép Trung Quốc giá rẻ vẫn nhập vào Việt Nam quá nhiều khiến cho thép nội phải cạnh tranh gay gắt, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất trong nước
Những khó khăn trên chưa giải quyết được thì mùa khô đã và đang đến nên các nhà sản xuất thép rất lo lắng, hàng loạt nhà máy sản xuất cầm chừng nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện sản xuất khiến nhiều nhà máy phải ngừng sản xuất, ảnh hưởng tới việc làm cho người lao động. Nếu tình trạng thiếu điện kéo dài, chắc chắn ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đặc biệt là khu vực phía Nam do khô hạn nhiều nên rất khó khăn.
Dự báo trong thời gian Quý II/2013 giá thép có thể sẽ tăng nhẹ do giá các nguyên liệu đầu vào đều cao.
3. Dây, cáp điện:
Theo thông tin từ Tổng cục thống kê, quý I/2013 xuất khẩu dây và cáp điện của cả nước tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 143 triệu USD, riêng các doanh nghiệp xuất khẩu dây cáp điện cao, trung, hạ thế và doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện bọc nhựa PVC, XPLE… tăng trưởng tới trên 30%. Dự báo trong thời gian tới, giá dây và cáp điện tiếp tục ổn định.
4. Ống cống rung - ép, ly tâm:
Dựa vào biểu đồ diễn biến giá từ đầu Quý I/2013 đến nay, giá các loại ống cống rung và cống hộp có sự giảm nhẹ từ 1,83% đến 1,85%. Trong tình hình hiện nay, giá mặt hàng này tiếp tục ổn định cho đến giảm nhẹ.
5. Gạch không nung:
Một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN) cho biết sẽ tiếp tục tìm cách xuất khẩu sản phẩm trong năm nay trước tình trạng mức tiêu thụ tại thị trường trong nước giảm mạnh do tác động từ thị trường bất động sản.
Chương trình phát triển VLXDKN được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 567/QĐ-TTg. Đón đầu xu hướng phát triển của loại vật liệu xây dựng mới này, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư nâng tổng công suất thiết kế VLXDKN lên 4,3 tỷ viên/năm. Nhưng thị trường bất động sản đóng băng kéo dài đã đẩy các doanh nghiệp sản xuất VLXDKN vào thế rất khó khăn. Dù được đánh giá cao, và Bộ Xây dựng đã có Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11 qui định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng nhưng các sản phẩm vật liệu không nung cũng chịu chung cảnh "ế ẩm" như các sản phẩm khác.
Tại thị trường phía Nam, có 3 đơn vị đầu tư sản xuất gạch AAC là CTCP Vương Hải (V-block), CTCP Gạch khối Tân Kỷ Nguyên (E-Block) và CTCP Vĩnh Đức Sài Gòn (BTONG), với công suất cho mỗi dây chuyền là 100.000 m3/năm. Đến nay, chỉ còn V-block và E-block đang hoạt động, còn BTONG đã ngừng sản xuất và đang rao bán dây chuyền. Dù vẫn bán được hàng nhưng cả V-block và E-block đang sản xuất - kinh doanh trong thế “cầm cự”. Sản phẩm của 2 doanh nghiệp chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Úc, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Đài Loan. Ông Phan Hoài Thanh, Tổng giám đốc Công ty Tân Kỷ Nguyên, cho rằng quy định trên chỉ áp dụng với những dự án mới đang xin giấy phép xây dựng, và do vậy cũng cần đến cả năm nữa những dự án này mới rục rịch xây dựng. Với nhà máy có công suất thiết kế 100.000 mét khối/năm đặt tại tỉnh Long An, Công ty Tân Kỷ Nguyên cũng không thể chạy hết công suất trong năm vừa qua, công ty này cũng duy trì sản xuất nhờ vào xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực châu Á.
Dự báo giá mặt hàng này có thể ổn định đến tăng nhẹ trong thời gian tới.
6. Đá và cát xây dựng:
Cát là loại vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng, nhưng việc khai thác cát tại nhiều địa phương cũng bị hạn chế, có nơi bị cấm hẳn vì tình trạng cạn kiệt, gây nguy hiểm vì bờ sông bị xói mòn, lở đất. Cần sớm có giải pháp, đầu tư công nghệ mới dần thay thế cát tự nhiên, tạo cân bằng trong tự nhiên mà vẫn đảm bảo cho nhu cầu về vật liệu xây dựng.
Trong thời gian một năm vừa qua mặt hàng cát tiếp tục ổn định giá; mặt hàng đá có loại giảm giá: đá 1x2 (giảm 2,34%) có loại tăng giá: đá 5x7, đá 4x6, đá mi (tăng từ 5,36% đến 15%). Với tình hình như hiện nay, giá đá sẽ ổn định đến tăng nhẹ trong thời gian tới.
7. Tôn lạnh và tôn tráng kẽm:
Giá nguyên liệu đầu vào của tôn tráng kẽm là thép cuộn cán nguội cứng hiện ổn định do lượng dư thừa của thị trường vì nguồn cung dồi dào, dự báo giá sẽ tiếp tục ổn định.
8. Kính xây dựng:
Hiệp hội kính xây dựng cho biết: Nhu cầu kính xây dựng đang tăng mạnh, trung bình 8-10% mỗi năm. Do nhu cầu các công trình được xây dựng tại những nơi tập trung đông người (tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, bệnh viện, trường học...) cần sử dụng vật liệu kính an toàn, tiết kiệm cũng tạo nhu cầu cho mặt hàng này. Dự báo thời gian tới giá mặt hàng này có thể sẽ tăng nhẹ.
9. Bê tông tươi:
Giá bê tông tươi chịu ảnh hưởng lớn từ các nguyên vật liệu chính như xi măng, cát, do đó, khi các nguyên liệu khác vẫn đang giữ giá không tăng thì loại vật liệu này cũng được dự báo ổn định giá trong thới gian tới. Mặt dù, giá mặt hàng cát có giảm đáng kể nhưng bù lại là chi phí nhân công và vận chuyển tăng do đó dự báo mặt hàng này tiếp tục ổn định giá.
10. Bê tông nhựa nóng:
Bê tông nhựa đã có sự tăng giá so với cùng kỳ năm trước từ 8,1% đến 8,27% cho các loại, và dự báo giá mặt hàng này sẽ được ổn định cho đến hết quý II/2013.
11. Gỗ xây dựng làm cốp pha và làm cửa:
Theo số liệu thống kê mới công bố của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng năm 2013 lên gần 1,17 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2012. Tính đến hết tháng 3-2013, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 394 triệu USD, tăng 8,6%; sang thị trường EU gần 190 triệu USD, tăng 1,4%; sang Trung Quốc 186 triệu USD, tăng 23%; sang Nhật Bản gần 175 triệu USD, tăng 16,2%;... so với cùng kỳ năm 2012. Về giá mặt hàng này trong nước do nhu cầu chưa tăng do đó dự báo giá tiếp tục ổn định.
12. Tấm thạch cao:
Tấm thạch cao là loại vật liệu xây không nung, vật liệu siêu nhẹ, cách âm và cách nhiệt tốt. Khi ngành xây dựng đang có văn bản quy phạm pháp luật quy định việc sử dụng các loại vật liệu không nung đồng thời, do vật liệu này cũng được chọn lựa nhiều trong quá trình thiết kế nội thất, nên có khả năng sẽ tăng sản lượng trong thời gian tới; tuy nhiên, hiện nay do chịu ảnh hưởng chung của thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng, dự báo giá vật liệu này không có biến động tăng trong Quý II/2013.
13. Sơn các loại:
Đầu năm 2013, các mặt hàng sơn có sự tăng giá từ 5,21% đến 5,26% nguyên nhân do các công ty sơn có sự điều chỉnh giá vào quý I hàng năm. Dự báo trong quý II/2013, giá sơn ổn định.